Bắt đầu từ cuối tháng 3, cho đến tháng 6 dương lịch là lúc thích hợp cho việc thay chậu và chia cây vì khí hậu vào thời gian này ấm áp giúp cho cây, rễ phát triển mạnh. Trước hết chúng ta phải chuẩn bi một vài việc như sau:
Chọn cây:
Trước tiên chúng ta chọn một số cây cần phải thay chậu như cây mọc quá nhiều làm chật chậu, hoặc cây đã trồng qua 2 hoặc 3 năm. Để biết những vật liệu trong chậu có bị mục hay không, chúng ta có thể dùng ngón tay đưa vào lỗ thoát nước của chậu, nếu thấy có chất mềm và bùn tức là vật liệu trồng cây đã mục nát.
Dụng cụ:
Những dụng cụ cần thiết cho việc thay chậu gồm có: Dao, kéo, búa nhỏ, bình hàn xì, găng tay (latex), giấy báo và chậu mới. Nếu dùng lại chậu cũ thì dùng thuốc tẩy (Chlorox) ngâm chậu cũ để khử trùng (pha 10% với nước), sau đó rửa sạch và dùng lại. Nên nhớ là thay giấy báo mới cho mỗi lần thay chậu và các dụng cụ như dao, kéo được hơ nóng bằng bình hàn gió đá để khử trùng trước khi cắt cây khác.
Vật liệu:
Khi dự định thay chậu, chúng ta cần chuẩn bị những vật liệu như vỏ gỗ thông, vỏ dừa loại trung bình (medium size), perlite (sponge rock). Vỏ cây thông, vỏ dừa ngâm nước 2 ngày trước khi thay chậu. Sau đó vớt những vỏ gỗ thông nổi lên mặt nước bỏ vào cái rổ có lỗ thoát nước, dùng vòi nước xả sạch cho đến khi thấy nước không còn màu nước trà. Còn phần vỏ gỗ chìm dưới nước bỏ đi bởi vì phần lớn là bị mục và giữ nước nhiều sẽ làm cho rễ bị úng và nhiễm bệnh gây ra chết cây.
Trộn Vật Liệu:
Chúng ta có thể dùng vỏ gỗ thông hoặc vỏ dừa để trồng lan đất (cymbidium).
- Trộn đều 8 phần vỏ gỗ thông (trung binh) và 2 phần pelite.
- Trộn đều 8 phần vỏ dừa (trung bình) và 2 phần pelite.
Cách Thay Chậu:
Trước một ngày nhúng chậu cây dự định thay, chúng ta tưới thật ướt mục đích là giúp cho việc lấy cây ra khỏi chậu được dễ dàng hơn chậu khô, lấy những vỏ gỗ mục và giúp cho củ lan không bị teo vì sau khi thay chậu khoảng 10 ngày không được tưới nước.
Túm lá hoặc nắm củ lan lên dùng búa nhỏ gõ nhẹ lên thành chậu cho đến khi chậu rớt ra, sau đó dùng dao cắt khoảng 2 inches (5 cm) phần cuối của rễ giúp cho việc lấy những vật liệu cũ, mục bám vào rễ, cắt bỏ những rễ chết. Nên bỏ bớt những củ trọc vì chiếm nhiều chỗ. Nếu muốn dùng lại những củ trọc, rửa sạch ngâm trong nước có pha Vitamin B1 (bán ở Home Depot) khoảng 15 đến 20 phút sau đó đem củ lan bỏ vào bao nylon trong cột chặt rồi bỏ vào chỗ mát cho đến khi nẩy mầm mới, ra rễ sau đó đem ra trồng lại.
Chia Cây:
Dùng dao cắt từ trên xuống hay dùng tay tách ra (mang bao tay) mỗi chậu thường thì 3 đến 5 củ lan, dùng nước rửa sạch trước khi bỏ vào chậu. Khi vào chậu nên lựa chậu đủ cho cho cây mới mọc từ 2 đến 3 năm (khoảng cách chung quanh 2 inch (5 cm) tính từ củ lan đến thành miệng chậu), bỏ vỏ thông trộn hoặc vỏ dừa trộn nén thật chặt. Nhớ ghi tên cây và ngày tháng năm giúp dễ dàng cho việc thay chậu sau này. Sau cùng là tưới Vitamin B1 (pha nước) cho thật đẫm sau đó bỏ vào chỗ rợp mát khoảng 10 ngày mới tưới nước lại.
Chọn cây:
Trước tiên chúng ta chọn một số cây cần phải thay chậu như cây mọc quá nhiều làm chật chậu, hoặc cây đã trồng qua 2 hoặc 3 năm. Để biết những vật liệu trong chậu có bị mục hay không, chúng ta có thể dùng ngón tay đưa vào lỗ thoát nước của chậu, nếu thấy có chất mềm và bùn tức là vật liệu trồng cây đã mục nát.
Dụng cụ:
Những dụng cụ cần thiết cho việc thay chậu gồm có: Dao, kéo, búa nhỏ, bình hàn xì, găng tay (latex), giấy báo và chậu mới. Nếu dùng lại chậu cũ thì dùng thuốc tẩy (Chlorox) ngâm chậu cũ để khử trùng (pha 10% với nước), sau đó rửa sạch và dùng lại. Nên nhớ là thay giấy báo mới cho mỗi lần thay chậu và các dụng cụ như dao, kéo được hơ nóng bằng bình hàn gió đá để khử trùng trước khi cắt cây khác.
Vật liệu:
Khi dự định thay chậu, chúng ta cần chuẩn bị những vật liệu như vỏ gỗ thông, vỏ dừa loại trung bình (medium size), perlite (sponge rock). Vỏ cây thông, vỏ dừa ngâm nước 2 ngày trước khi thay chậu. Sau đó vớt những vỏ gỗ thông nổi lên mặt nước bỏ vào cái rổ có lỗ thoát nước, dùng vòi nước xả sạch cho đến khi thấy nước không còn màu nước trà. Còn phần vỏ gỗ chìm dưới nước bỏ đi bởi vì phần lớn là bị mục và giữ nước nhiều sẽ làm cho rễ bị úng và nhiễm bệnh gây ra chết cây.
Trộn Vật Liệu:
Chúng ta có thể dùng vỏ gỗ thông hoặc vỏ dừa để trồng lan đất (cymbidium).
- Trộn đều 8 phần vỏ gỗ thông (trung binh) và 2 phần pelite.
- Trộn đều 8 phần vỏ dừa (trung bình) và 2 phần pelite.
Cách Thay Chậu:
Trước một ngày nhúng chậu cây dự định thay, chúng ta tưới thật ướt mục đích là giúp cho việc lấy cây ra khỏi chậu được dễ dàng hơn chậu khô, lấy những vỏ gỗ mục và giúp cho củ lan không bị teo vì sau khi thay chậu khoảng 10 ngày không được tưới nước.
Túm lá hoặc nắm củ lan lên dùng búa nhỏ gõ nhẹ lên thành chậu cho đến khi chậu rớt ra, sau đó dùng dao cắt khoảng 2 inches (5 cm) phần cuối của rễ giúp cho việc lấy những vật liệu cũ, mục bám vào rễ, cắt bỏ những rễ chết. Nên bỏ bớt những củ trọc vì chiếm nhiều chỗ. Nếu muốn dùng lại những củ trọc, rửa sạch ngâm trong nước có pha Vitamin B1 (bán ở Home Depot) khoảng 15 đến 20 phút sau đó đem củ lan bỏ vào bao nylon trong cột chặt rồi bỏ vào chỗ mát cho đến khi nẩy mầm mới, ra rễ sau đó đem ra trồng lại.
Chia Cây:
Dùng dao cắt từ trên xuống hay dùng tay tách ra (mang bao tay) mỗi chậu thường thì 3 đến 5 củ lan, dùng nước rửa sạch trước khi bỏ vào chậu. Khi vào chậu nên lựa chậu đủ cho cho cây mới mọc từ 2 đến 3 năm (khoảng cách chung quanh 2 inch (5 cm) tính từ củ lan đến thành miệng chậu), bỏ vỏ thông trộn hoặc vỏ dừa trộn nén thật chặt. Nhớ ghi tên cây và ngày tháng năm giúp dễ dàng cho việc thay chậu sau này. Sau cùng là tưới Vitamin B1 (pha nước) cho thật đẫm sau đó bỏ vào chỗ rợp mát khoảng 10 ngày mới tưới nước lại.
Graden Grove 24/3/2009
Thanh Nguyễn Andy
Comments
0 comments to "Thay chậu và chia cây Cymbidium"
Đăng nhận xét