A. Chậu Trồng Bonsai
Theo đúng nghĩa, Bonsai là một cây trồng trong chậu thì chậu để trồng phải thật hài hòa với cây đem trồng. Mặc dù chậu mang một ý nghĩa chủ yếu về thẩm mỹ, nhưng chất lượng của nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sống của cây. Điều cơ bản nhất để đảm bảo cho cây sống được trong một không gian hạn chế, là chậu phải thoát nước tốt, không một gốc nào trong chậu được động nước vì rễ cây Bonsai hầu như chiếm gần hết thể tích của chậu, chỉ cần một phần của rễ cây bị úng nước, nó sẽ lan rất nhanh làm cho toàn bộ hệ rễ cây bị ảnh hưởng tiến tới thối, mủn và chết! Nếu phần đọng nước chỉ làm ảnh hưởng đến đất trồng không làm rễ ngập úng thì nó cũng làm biến dổi chất lượng đất, độ chua sẽ tăng cao và cây trồng cũng bị ảnh hưởng.
Chậu Bonsai thường rộng và nông, nên sự thoát nước thực hiện bằng một lỗ ở đáy. Tuy nhiên nếu trồng cây trong một chậu có chiều cao lớn hơn chiều rộng, cần có cả lỗ thoát nước ở bên, tỷ lệ giữa chậu và các lỗ thoát phải dảm bảo không dể ứ đọng nước lâu trong chậu. Nếu chậu chỉ làm bằng đất nung không tráng men, sự thoát nước dễ dàng qua toàn bộ bề mặt chậu nên không cần phải kiểm tra thật tỉ mỉ. Muốn cho lỗ thoát nước không làm rơi đất trồng có thể lót ở đáy những chất liệu dễ thấm nước (tro, trấu, đất cục) hoặc khi trồng thì trãi đất có hạt to o dưới, mịn dần ở trên, cây Bonsai sống chủ yếu nhờ lớp đất dày màu mỡ phía trên.
Sau khi có một cái chậu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì việc chon chậu cho thích hợp với cây trồng sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai, chậu phải phù hợp vừa với tầm vóc cây trồng lại phải có kiễu dáng, màu sắc để tôn thêm sự hấp dẫn của cây trồng trên đó. Đối với một cây trong giai đoạn uốn sửa hay mới trồng thì có thể dùng chậu tạm thời, nhưng bắt đầu có dáng dấp một cây Bonsai hay đang trên ý đồ uốn tỉa của nghệ nhân thì phải có một chậu phù hợp, từ đó cây Bonsai sẽ cùng với chậu trở thành một tác phẩm sống.
Hiện nay để trồng một cây Bonsai, thường dùng hai nhóm chậu là nhóm chậu Trung Quốc và nhóm chậu Nhật Bản, vì cả hai loại này đều có dáng đẹp với các nét trang trí mỹ thuật.
Chậu trồng Bonsai có hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục, hình vuông hay hình nhiều góc cạnh.
Mặc dù dáng độ sâu ra sao, chậu vẫn phải phù hợp với "cái thế", "tầm vóc" của cây, điều này tùy thuộc vào óc thẩm mỹ của mỗi nghệ nhân.
Chậu có đường nét thẳng thì phù hợp để trồng các cây có dáng thẳng đứng.
Chậu có đường cong phù hợp với cây có dáng nghiêng, cong.
Chậu càng sâu thì trồng những cây có thân càng to, ngược lại thân cây ngắn và dày chỉ cần những chậu không sâu lắm. Người mới chơi Bonsai thường chọn chậu sâu và tròn vì dễ trồng, nhưng các nghệ nhân thích chọn các chậu nông, vì chậu chỉ là cái giá tựa giản đơn cho cây không hạn chế tầm nhìn và tăng giá trị của cây. Thường chiều sâu của chậu chỉ bằng hoặc hơi dầy hơn đường kính gốc cây Bonsai.
Chậu có đường nét thanh thường để trồng những cây có thân vặn xoắn ít nhiều, để cho sự quan sát dễ dàng.
Chậu dạng bầu dục hay tròn để trồng các cây Bonsai đang trên con đường hoàn chỉnh, có thể quan sát ở mọi gốc độ, chiều cao của cây thường gấp sáu lần chiều sâu của chậu, như vậy chiều dài của chậu gần bằng 2/3 chiều cao của cây.
Hình dáng của chậu cũng phải phù hợp với sự phân bố và hình dạng chung của tán lá.
Chậu tròn hay bầu dục thích hợp với nhiều kiểu tán lá! Và cây Bonsai không có mặt trước hoặc sau rõ rệt.
Chậu có 4 cạnh sắc phù hợp với các tán lá hình tam giác.
Chậu hình trái xoan hoặc bầu dục phù hợp với các tán lá tròn.
Chậu rộng và nông thích hợp để trồng các Bonsai nhiều thân hay rừng cây. Cần chú ý một số kiểu rừng cây chỉ được thực hiện dơn giản trên một tảng đá dẹt, hơi lõm, không dùng đến một chậu thực sự ( hoặc trên một dĩa rộng, rất nông).
Chậu nhỏ và nông dùng cho các cây Bonsai có tán lá nhỏ và bộ rễ ít phát triển, ngược lại các thân cây có tán lá lớn, bộ rễ nổi lên xù xì cần có chậu lớn để tạo thế cân bằng cho tổng thể.
Chậu hẹp và sâu cũng để trồng cho cây có bộ rễ nổi cao và cách xa mặt chậu để đủ đất cho rễ cọc có chỗ bám, đỡ cho các rễ nổi
Chậu hẹp và sâu cũng để trồng các cây có tán lá rũ xuống (thế thác đổ); như thế mới giữ cân bằng cho cây và chịu được tán lá nghiên và nặng.
Nhìn chung trong cách bố trí tổng thể, chậu phải phù hợp hoàn toàn với " các thế" của Bonsai. Ở đây chỉ gợi ý một vài thế cơ bản.
Thế Bonsai thẳng đứng, chọn chậu hình chữ nhật hay bầu dục, với bề sâu sắp xỉ bằng đường kính thân cây và bề rộng tương ứng với bóng tán lá rũ xuống.
Thế Bonsai hơi nghiêng chọn chậu tròn, vuông, bầu dục hay hình chữ nhật có bề sâu gần bằng đường kính thân cây.
Thế Bonsai nghiêng, chọn chậu có cạnh thẳng đứng và hơi sâu, nếu có rễ nổi lên mặt đất chọn chậu hơi rộng một chút để có thế cân bằng và ổn định.
Thế Bonsai nữa thác đổ, chọn chậu vuông lục giác, hay tròn có miệng hẹp nhưng sâu.
Thế Bonsai thác đổ, chọn chậu hẹp và sâu
Thế Bonsai gió đùa, chọn chậu tròn hay vuông khá sâu, thường gấp 3-4 lần đường kính thân, và đường kính chậu lại hẹp để cân bằng thẩm mỹ và kiểu dáng.
Thế Bonsai văn nhân, chọn chậu tròn vuông, luc giác, loe miệng nhỏ hơi sâu, thường lón hơn đường kính thân cây một chút, như vậy nó phù hợp với dáng cao, mảnh mai của cây.
Thế Bonsai dáng chổi, chọn chậu nông rộng đứng.
Thế Bonsai hai thân chọn chậu hình bầu dục, nông
Thế Bonsai nhiều thân chọn chậu nông rộng.
Thế Bonsai lùm bụi , rừng cây chọn chậu rộng và rất nông hình tròn hay bầu dục.
Thế Bonsai bè gỗ, chọn chậu rộng và đất nông (như khay).
Thế Bonsai đá bám, nếu bộ rể vừa bám đá vừa bám đất thì chọn chậu hơi sâu, nếu bộ rễ chỉ bám đá thì chọn chậu rất nông (như khay) để tảng đá đó lên lớp cát mỏng hay sỏi nhỏ.
Ngoài hình dáng màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương, màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất..... và xu hướng của các nghệ nhân ưa dùng màu tối ( màu đục mờ) để tăng vẻ cổ xưa già cỗi của cây Bonsai. Do đó thường chọn màu nâu (giống màu của đất) màu xám (nhã nhặn, phù hợp với việc trưng bày trong nhà). Màu tím, đất đỏ (thổ chu) thích hợp cho các loại cây lá kim: Thông, tùng....Chậu trồng Bonsai có hoa thường có màu sắc dối nghịch với màu sắc của hoa, ví dụ như hoa trắng dùng chậu màu nhạt, vàng hay lục, nếu hoa màu đỏ nhạt chọn chậu màu xanh dương đậm hay nhạt, còn hoa vàng nhạt dùng chậu màu lục đậm. Nếu hoa, lá đổi màu đỏ vàng vào mùa thu (ở các tỉnh miền bắc), chọn chậu màu lục nhạt hay xanh dương đậm, cây có quả sặc sỡ dùng chậu màu tím đất.
Theo đúng nghĩa, Bonsai là một cây trồng trong chậu thì chậu để trồng phải thật hài hòa với cây đem trồng. Mặc dù chậu mang một ý nghĩa chủ yếu về thẩm mỹ, nhưng chất lượng của nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sống của cây. Điều cơ bản nhất để đảm bảo cho cây sống được trong một không gian hạn chế, là chậu phải thoát nước tốt, không một gốc nào trong chậu được động nước vì rễ cây Bonsai hầu như chiếm gần hết thể tích của chậu, chỉ cần một phần của rễ cây bị úng nước, nó sẽ lan rất nhanh làm cho toàn bộ hệ rễ cây bị ảnh hưởng tiến tới thối, mủn và chết! Nếu phần đọng nước chỉ làm ảnh hưởng đến đất trồng không làm rễ ngập úng thì nó cũng làm biến dổi chất lượng đất, độ chua sẽ tăng cao và cây trồng cũng bị ảnh hưởng.
Chậu Bonsai thường rộng và nông, nên sự thoát nước thực hiện bằng một lỗ ở đáy. Tuy nhiên nếu trồng cây trong một chậu có chiều cao lớn hơn chiều rộng, cần có cả lỗ thoát nước ở bên, tỷ lệ giữa chậu và các lỗ thoát phải dảm bảo không dể ứ đọng nước lâu trong chậu. Nếu chậu chỉ làm bằng đất nung không tráng men, sự thoát nước dễ dàng qua toàn bộ bề mặt chậu nên không cần phải kiểm tra thật tỉ mỉ. Muốn cho lỗ thoát nước không làm rơi đất trồng có thể lót ở đáy những chất liệu dễ thấm nước (tro, trấu, đất cục) hoặc khi trồng thì trãi đất có hạt to o dưới, mịn dần ở trên, cây Bonsai sống chủ yếu nhờ lớp đất dày màu mỡ phía trên.
Sau khi có một cái chậu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì việc chon chậu cho thích hợp với cây trồng sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai, chậu phải phù hợp vừa với tầm vóc cây trồng lại phải có kiễu dáng, màu sắc để tôn thêm sự hấp dẫn của cây trồng trên đó. Đối với một cây trong giai đoạn uốn sửa hay mới trồng thì có thể dùng chậu tạm thời, nhưng bắt đầu có dáng dấp một cây Bonsai hay đang trên ý đồ uốn tỉa của nghệ nhân thì phải có một chậu phù hợp, từ đó cây Bonsai sẽ cùng với chậu trở thành một tác phẩm sống.
Hiện nay để trồng một cây Bonsai, thường dùng hai nhóm chậu là nhóm chậu Trung Quốc và nhóm chậu Nhật Bản, vì cả hai loại này đều có dáng đẹp với các nét trang trí mỹ thuật.
Chậu trồng Bonsai có hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục, hình vuông hay hình nhiều góc cạnh.
Mặc dù dáng độ sâu ra sao, chậu vẫn phải phù hợp với "cái thế", "tầm vóc" của cây, điều này tùy thuộc vào óc thẩm mỹ của mỗi nghệ nhân.
Chậu có đường nét thẳng thì phù hợp để trồng các cây có dáng thẳng đứng.
Chậu có đường cong phù hợp với cây có dáng nghiêng, cong.
Chậu càng sâu thì trồng những cây có thân càng to, ngược lại thân cây ngắn và dày chỉ cần những chậu không sâu lắm. Người mới chơi Bonsai thường chọn chậu sâu và tròn vì dễ trồng, nhưng các nghệ nhân thích chọn các chậu nông, vì chậu chỉ là cái giá tựa giản đơn cho cây không hạn chế tầm nhìn và tăng giá trị của cây. Thường chiều sâu của chậu chỉ bằng hoặc hơi dầy hơn đường kính gốc cây Bonsai.
Chậu có đường nét thanh thường để trồng những cây có thân vặn xoắn ít nhiều, để cho sự quan sát dễ dàng.
Chậu dạng bầu dục hay tròn để trồng các cây Bonsai đang trên con đường hoàn chỉnh, có thể quan sát ở mọi gốc độ, chiều cao của cây thường gấp sáu lần chiều sâu của chậu, như vậy chiều dài của chậu gần bằng 2/3 chiều cao của cây.
Hình dáng của chậu cũng phải phù hợp với sự phân bố và hình dạng chung của tán lá.
Chậu tròn hay bầu dục thích hợp với nhiều kiểu tán lá! Và cây Bonsai không có mặt trước hoặc sau rõ rệt.
Chậu có 4 cạnh sắc phù hợp với các tán lá hình tam giác.
Chậu hình trái xoan hoặc bầu dục phù hợp với các tán lá tròn.
Chậu rộng và nông thích hợp để trồng các Bonsai nhiều thân hay rừng cây. Cần chú ý một số kiểu rừng cây chỉ được thực hiện dơn giản trên một tảng đá dẹt, hơi lõm, không dùng đến một chậu thực sự ( hoặc trên một dĩa rộng, rất nông).
Chậu nhỏ và nông dùng cho các cây Bonsai có tán lá nhỏ và bộ rễ ít phát triển, ngược lại các thân cây có tán lá lớn, bộ rễ nổi lên xù xì cần có chậu lớn để tạo thế cân bằng cho tổng thể.
Chậu hẹp và sâu cũng để trồng cho cây có bộ rễ nổi cao và cách xa mặt chậu để đủ đất cho rễ cọc có chỗ bám, đỡ cho các rễ nổi
Chậu hẹp và sâu cũng để trồng các cây có tán lá rũ xuống (thế thác đổ); như thế mới giữ cân bằng cho cây và chịu được tán lá nghiên và nặng.
Nhìn chung trong cách bố trí tổng thể, chậu phải phù hợp hoàn toàn với " các thế" của Bonsai. Ở đây chỉ gợi ý một vài thế cơ bản.
Thế Bonsai thẳng đứng, chọn chậu hình chữ nhật hay bầu dục, với bề sâu sắp xỉ bằng đường kính thân cây và bề rộng tương ứng với bóng tán lá rũ xuống.
Thế Bonsai hơi nghiêng chọn chậu tròn, vuông, bầu dục hay hình chữ nhật có bề sâu gần bằng đường kính thân cây.
Thế Bonsai nghiêng, chọn chậu có cạnh thẳng đứng và hơi sâu, nếu có rễ nổi lên mặt đất chọn chậu hơi rộng một chút để có thế cân bằng và ổn định.
Thế Bonsai nữa thác đổ, chọn chậu vuông lục giác, hay tròn có miệng hẹp nhưng sâu.
Thế Bonsai thác đổ, chọn chậu hẹp và sâu
Thế Bonsai gió đùa, chọn chậu tròn hay vuông khá sâu, thường gấp 3-4 lần đường kính thân, và đường kính chậu lại hẹp để cân bằng thẩm mỹ và kiểu dáng.
Thế Bonsai văn nhân, chọn chậu tròn vuông, luc giác, loe miệng nhỏ hơi sâu, thường lón hơn đường kính thân cây một chút, như vậy nó phù hợp với dáng cao, mảnh mai của cây.
Thế Bonsai dáng chổi, chọn chậu nông rộng đứng.
Thế Bonsai hai thân chọn chậu hình bầu dục, nông
Thế Bonsai nhiều thân chọn chậu nông rộng.
Thế Bonsai lùm bụi , rừng cây chọn chậu rộng và rất nông hình tròn hay bầu dục.
Thế Bonsai bè gỗ, chọn chậu rộng và đất nông (như khay).
Thế Bonsai đá bám, nếu bộ rể vừa bám đá vừa bám đất thì chọn chậu hơi sâu, nếu bộ rễ chỉ bám đá thì chọn chậu rất nông (như khay) để tảng đá đó lên lớp cát mỏng hay sỏi nhỏ.
Ngoài hình dáng màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương, màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất..... và xu hướng của các nghệ nhân ưa dùng màu tối ( màu đục mờ) để tăng vẻ cổ xưa già cỗi của cây Bonsai. Do đó thường chọn màu nâu (giống màu của đất) màu xám (nhã nhặn, phù hợp với việc trưng bày trong nhà). Màu tím, đất đỏ (thổ chu) thích hợp cho các loại cây lá kim: Thông, tùng....Chậu trồng Bonsai có hoa thường có màu sắc dối nghịch với màu sắc của hoa, ví dụ như hoa trắng dùng chậu màu nhạt, vàng hay lục, nếu hoa màu đỏ nhạt chọn chậu màu xanh dương đậm hay nhạt, còn hoa vàng nhạt dùng chậu màu lục đậm. Nếu hoa, lá đổi màu đỏ vàng vào mùa thu (ở các tỉnh miền bắc), chọn chậu màu lục nhạt hay xanh dương đậm, cây có quả sặc sỡ dùng chậu màu tím đất.
đây là các dạng chậu cho bonsai
Theo vuahoa( hoatuoiviet )
Comments
1 comments to "Trồng và chăm sóc Bonsai"
em tim hieu nhiu nhung ko biet mua dung cu cat tia o dau... pac nao ma biet thi mach cho em voi nhe.
Đăng nhận xét