7/08/2010

Vài gợi ý xem tuổi, ngày, giờ xây nhà

0 nhận xét
Xây nhà là một việc quan trọng của cuộc đời con người. Ông cha ta đã nói: "Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà" để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm nhà.
Nếu không am hiểu về thuật phong thuỷ hoặc tìm thầy không giỏi thì việc làm nhà sẽ gây ra những tổn hại ảnh hưởng đến số mệnh, do vi phạm những cấm kỵ của khoa phong thuỷ.
Xem hình
Việc chọn tuổi làm nhà là một việc hệ trọng, theo quan niệm của phong thuỷ, khi xây dựng nhà ở cần xét tuổi của chủ nhà. Không được làm nhà phạm vào các năm Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai.

Tránh các năm tam tai

- Các tuổi Thân, Tý, Thìn: Tam tai tại các năm: Dần, Mão, Thìn
- Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm: Thân, Dậu, Tuất
- Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại năm: Tị, Ngọ, Mùi
- Các tuổi Tị, Dậu, Sửu: Tam tai tại năm: Hợi, Tý, Sửu

Những năm phạm Kim Lâu
- Là những năm: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.

Có thể tính năm phạm Kim Lâu bằng cách lấy tuổi âm lịch, chia cho 9 được số dư bao nhiêu thì so sánh số dư ấy, nếu phạm vào 1, 3, 6, 8 thì phạm vào kim lâu.

Những năm phạm Hoang Ốc

Là những năm: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.
Xem hình
Khi đã chọn được vị trí tốt để xây nhà, thiết kế hướng và các yếu tố trong ngôi nhà phù hợp, thì công việc còn lại là xác định thời điểm xây nhà, tức là xác định yếu tố "Thiên Thời". Bởi việc chọn thời điểm xây nhà là vô cùng quan trọng.

Nếu việc lựa chọn thời điểm xây dựng, tức ngày, giờ, tháng năm tốt sẽ khiến cho Phong Thuỷ nhà ở đã tốt càng tốt hơn gấp bội, gia chủ sẽ nhanh chóng thịnh vượng, tài vận hanh thông. Ngược lại, việc chọn ngày, giờ, tháng năm xây nhà không tốt, nhất là vi phạm các cấm kỵ Phong Thuỷ thì làm giảm sự tốt đẹp của Phong Thuỷ ngôi nhà, gây suy bại và nhiều điều xấu cho gia đình.

Để lựa chọn thời điểm chúng ta vẫn xác định theo Bát Quái và sự suy vượng của Ngũ Hành. Cụ thể là xác định dựa vào quẻ hướng nhà.

Ví dụ: Nhà hướng Nam tức quẻ hướng là quẻ Ly, quẻ Ly thuộc Hoả, Hoả vượng vào mùa Hạ, tức là các tiết khí Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử. Sở dĩ cần xác định thời điểm xây dựng theo tiết khí vì sự phân định mùa được xác định theo tiết khí.

Sau đây là bảng tiết khí vượng cho từng Quẻ Hướng để quý vị tra cứu
Hướng nhà
Thuộc Quẻ
Tiết khí xây nhà được vượng khí
Tây Bắc
Càn
Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết
Tây
Đoài
Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ
Tây Nam
Khôn
Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử
Nam
Ly
Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử
Đông Nam
Tốn
Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn
Đông
Chấn
Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh
Đông Bắc
Cấn
Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thuỷ
Bắc
Khảm
Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn
Sau đó, trong mỗi tiết khí chọn ngày giờ tốt có Ngũ Hành hợp với bản mệnh và hướng nhà. Tóm lại, phải tuỳ từng trường hợp vận dụng cho linh hoạt.

Kết hợp với Phi Tinh của năm tháng cần xây dựng.

Dựa trên Lưu Niên Phi Tính của mỗi năm, Lưu Nguyệt Phi Tinh của mỗi tháng, tính toán sao cho thời điểm xây dựng có được các tinh chiếu đến sơn hướng nhà, như vậy sẽ đón được cát khí làm cho căn nhà tăng thếm tốt đẹp. Phải lưu ý sự sinh khắc của các Phi Tinh với Sơn Tinh và Hướng Tinh suy cần chọn Lưu Niên, Lưu Nguyệt Phi Tinh sao cho tiết bớt khí của Sơn TInh và Hướng Tinh.
Xem hình
Ngược lại, nếu Sơn Tinh hoặc Hướng Tinh đương vượng cần chọn Lưu Niên, Lưu Nguyệt Phi Tinh sao cho sinh trợ cho Sơn Tinh và Hướng Tinh.

Đặc biệt cần tránh Ngũ Hoàng Đại Sát, cụ thể là Lưu Niên Phi Tinh đến sơn hướng phải tránh Ngũa Hoàng, Lưu Nguyệt Phi Tinh đến sơn hướng cũng cần tránh Ngũ Hoàng. Nếu phạm phải sao này đến sơn hướng tất dẫn đến tai họa hao người, tốn của, hậu quả thật khôn lường.

Ngày giờ cần chọn ngày giờ tốt, hợp với bản mệnh chủ nhà, tránh ngày giờ phạm Không Vong hoặc xung sát với tuổi gia chủ.
+++++++++++++++
Theo uttungbonsai

Ban công đẹp - nâng cao vận khí

0 nhận xét
Tài vận của gia đình bạn đôi khi lại phụ thuộc vào góc ban công nhỏ bé. Theo Phong Thủy, những điều nào nên và không nên khi bố trí ban công, hãy cùng khám phá. 
Xem hình
Một chiếc ban công xinh xắn và được bố trí hợp với Phong Thủy không chỉ giúp cải thiện môi trường sống cho ngôi nhà mà còn giúp tránh được những điềm xấu, nâng cao vận khí cho gia chủ. Vậy theo Phong Thủy, những điều nào nên và không nên khi bố trí ban công, hãy cùng khám phá.

1. Những điều tối kỵ nên tránh

a. Bị chắn tầm nhìn

Điểm đầu tiên và quan trọng nhất là ban công nhà bạn nên mở ở những góc có tầm nhìn tốt, không bị che chắn, bên cạnh đó cần phải xác định hướng của mặt trời, những điều kiện bên ngoài nhà.

b. Có đường đâm thẳng vào nhà
Xem hình
Nếu như ban công nhìn ra phía trước có con đường đâm thẳng vào nhà, giống như cọp dữ phóng thẳng tới vồ, nên tránh mở ban công theo hướng này. Điều quan trọng hơn là trên con đường ấy, xe cộ lưu thông nhiều, ồn ào, bụi bặm không ngừng đổ vào nhà từ phía ban công sẽ làm đảo lộn trường khí yên bình của ngôi nhà, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của mọi người.

c. Mở nơi có góc nhọn

Theo quan niệm Phong Thuỷ, ban công không nên đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà. Góc nhọn đâm thẳng vào ban công nhà với khoảng cách càng gần hoặc càng nhọn thì càng bất lợi cho vận khí của ngôi nhà.. Ngoài ra, ban công cũng không nên đối diện thẳng với cửa chính, nhà bếp và cửa phòng ăn.
Xem hình
Nếu ban công nhà bạn phạm phải một số điều kiêng kỵ trong phong thuỷ như trên mà không có cách cải sửa, bạn có thể dung rèm cửa, đặt bể cá cảnh hoặc trồng giàn hoa leo… như một chiếc bình phong để che chắn, hoá giải.

2. Cách nâng cao vận khí bằng ban công
a. Trồng nhiều cây xanh

Trở về với thiên nhiên là xu thế giúp con người lấy lại cân bằng tuyệt với nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Có rất nhiều cách để tạo nên một không gian thiên nhiên cho ban công như: dùng cây xanh kết hợp với vật liệu ốp, dùng các tiểu cảnh nhỏ theo thể loại vườn khô, hay vườn khô kết hợp cùng tiểu cảnh nước, cây xanh nhỏ…
Xem hình
Khi dùng cây xanh trang trí cho ban công, nên lưu ý chọn những loại cây rễ nông có thể trồng được trong chậu và chú ý đến hệ thống thoát nước.

b. Các loài cây nên chọn

Các loại cây chọn trồng trên ban công nên có hình dáng to, sức sống khoẻ, lá dầy và đặc biệt phải luôn xanh tốt. Một số cây điển hình có thể kể đến như: Cây vạn niên, cây kim tiền, cây thiết thụ, cây cọ trúc, cây phát tài, cây diêu tiền… Nếu ban công của gia đình có nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm, bạn hãy chọn những loại cây chịu hạn tốt như sương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, cây sống đời, sứ Thái, hoa chuối cảnh, hoa giấy…

c. Không nên trồng nhiều loài cây khác nhau

Ban công không nên trồng nhiều loại cây cao thấp, dạng lá khác nhau lố nhố không đẹp. Chỉ nên trồng 1-2 loại, cắt tỉa gọn gàng, không trồng cây có lá lớn, rậm rạp nơi ban công, sẽ làm che mất tầm nhìn và vẻ đẹp của ngôi nhà.
Theo VZone

Xử lý hướng cửa chính không thuận

0 nhận xét
Tôi sinh ngày 17/5/1970, mệnh Kim. Theo Ngũ hành hướng cửa chính nên là các hướng thuộc “Đông tứ trạch” nhưng hiện tại cửa chính của nhà lại nằm ở hướng  Tây là “Tây tứ trạch”, vậy xin hỏi có cách nào khắc phục mà không phải cải tạo lại nhà không, vì gia đình tôi chưa có điều kiện và hướng nhà hiện tại rất tiện.
Trả lời

Những thắc mắc của bạn cũng là những thắc mắc chung của nhiều gia chủ hiện nay do khi tiến hành khởi công không được xem xét kỹ lưỡng về phong thủy hoặc nguyên tắc chung trong xây dựng không cho phép thay đổi. Khi cửa chính nhà bạn không nằm ở hướng lành xét theo phong thủy, vẫn có những cách hóa giải, chúng tôi xin đưa ra 2 cách như sau:

Bạn sinh ngày 16 tháng 6 năm 1970  tức ngày  Ngày 13 tháng 5 năm 1970  Âm Lịch
Ngày Đinh Mão, tháng Nhâm Ngọ, Năm Canh TuấtBản Mệnh: Thoa Xuyến Kim
Mệnh trạch của bạn là Chấn

Bạn mở cửa hướng Tây nằm vào Tuyệt mệnh (rất xấu)
Xem hình
Cách thứ nhất: Bỏ hệ cửa cũ làm lại một hệ khung cửa mới, cửa này phải nằm ở hướng lành theo trạch mệnh của gia chủ, trong trường hợp của bạn nên bố trí cửa chính ở hướng Đông tứ.

- Nếu xoay lại cửa chính theo hướng Nam thì bếp hướng Đông Nam, Bắc, Đông đều tốt nhưng bếp hướng Đông Nam là tốt nhất.

- Nếu xoay lại cửa chính theo hướng Bắc thì bếp hướng Đông Nam hoặc Nam là đại cát, đại lợi nhưng Bếp hướng Đông Nam là tốt nhất.

Cách thứ 2: Giải hung táo pháp, có nghĩa là dùng bếp để tì hoà với cửa chính, nhưng cách này không được toàn vẹn vì bếp và cửa chính tì hoà nhưng với gia chủ vẫn không được toàn vẹn và về lâu dài ắt sẽ có những điều không như ý.

Để hóa giải bạn có thể xoay hướng bếp đun theo hướng Đông Bắc.
KTS. Lưu Giang Nam
Công ty CP kiến trúc & nội thất Địa Lâm

Thú chơi địa lan của người Hà Thành

0 nhận xét
Chạy xe hàng trăm cây số để mua một nhành lan, ngẩn ngơ cả tháng trời khi một chậu lan chết, có người còn nghỉ hưu sớm để toàn tâm toàn ý với lan…
Đó là những câu chuyện vui được các thành viên hội địa lan Thăng Long kể cho nhau nghe mỗi lần gặp mặt. Thành lập vào tháng 6 năm 2009, đến nay, hội có 30 thành viên. Họ lấy ngày chủ nhật, tuần thứ hai của tháng để gặp gỡ, đàm đạo và trao đổi kinh nghiệm trồng lan.

Ngày xưa có câu “vua chơi lan, quan chơi trà” để chỉ hoa lan là loài hoa cao quý, chỉ dành riêng cho các bậc đế vương. Đến ngày nay, hoa lan vẫn được xem là nữ hoàng của các loài hoa, nhưng người thưởng thức nó đa dạng hơn, từ người già đến người trẻ, từ người giàu cho đến kẻ nghèo.

Bắt đầu từ việc “hầu” các cụ trồng lan, anh Nguyễn Xuân Thủy (hội trưởng hội địa lan Thăng Long) đã đem lòng “say” lan. Yêu đấy nhưng không được các cụ cho nhánh để trồng, không được dậy cách chăm lan, cậu bé Thủy khi ấy mày mò học lỏm, ấp ủ mong ước có một vườn lan. Khi cuộc sống khá hơn, đang công tác ở xí nghiệp xây lắp điện, anh xin về hưu non để toàn tâm toàn ý với những giỏ lan rừng. Anh tâm sự: “Trước đây biết được trên thị trường có hai chậu lan quý, tiền trong nhà không có nên tôi đã phải bán cả một chỉ vàng của vợ để mua hai giỏ lan ấy về”.
Xem hình
Anh Cường chăm sóc vườn hoa. Ảnh: Hoàng Thùy
Anh Đinh Ngọc Phát (Giảng Võ) thì có duyên với lan từ khi xin được một nhánh lan rừng của bố đang định đi tặng. Anh chăm sóc nó hàng ngày, ngồi ngẩn ngơ ngắm. Có lần đến nhà bạn, thấy giống lan mới, hỏi mua bạn không bán, xin không cho, vậy là anh lập kế hoạch “ăn trộm”. Anh cười: “Mình trộm nhưng cũng trộm có tâm lắm, dùng dao tách cẩn thận lấy một nhánh, không ảnh hưởng đến cả cây. Mình đem về trồng, cho hoa rất đẹp và đều”.

Đến với lan như một duyên phận, cụ Lê Bá Thừa (cán bộ viện chiến lược, Bộ Quốc phòng) nay lấy việc chăm lan, tưới lan, thưởng lan làm thú vui tuổi già. Cụ kể: Ngày ấy, sức khỏe không tốt, cụ phải dùng máy trợ tim thường xuyên. Đến khi có người bạn tặng cho giỏ lan rừng, ngày ngày chăm sóc và ngắm hoa, cụ đã không cần đến máy trợ tim nữa.

Chơi lan tưởng dễ hóa ra lại vô cùng kén người. Anh Thủy (trưởng hội lan Thăng Long) cười nói: “Giới thiệu lan với những người không biết thưởng thức còn khó hơn chăm sóc chúng. Nhất là với địa lan, một loài hoa cần sự tinh tế mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của nó”.

Theo anh, người chơi địa lan trước hết cần có kiến thức thực sự về địa lan để tránh mua nhầm những cây lan không đẹp, những cây đang bị bệnh hoặc những cây không hợp điều kiện nuôi trồng. Những giống cây quý chỉ cần mua ít thân làm giống, mua đúng chỗ, đúng cây, đúng thời điểm.

Với những người chơi lan, việc trao đổi giống mới với nhau là việc làm thường xuyên. Khi chậu lan quý đã trưởng thành, họ sẽ tách ra một vài thân để đổi lấy giống lan quý khác. Điều này vô cùng quan trọng trong việc chơi và sưu tầm địa lan, bởi có những người không bao giờ bán giống địa lan quý của mình mà chỉ dành để tặng, biếu những người bạn tâm giao.
Xem hình
Khách xem hoa lan ở Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Hoàng Thùy
Bác Đoàn Bá Quy, một thành viên của hội địa lan Thăng Long cho biết: "Chơi lan cần nhất là nhẫn nại. Đôi khi người chơi lan mua và trồng một cây lan chỉ từ một thân già trụi lá, không rễ. Phải mất vài năm để cây có thể ra hoa, mất tiếp 2-3 năm nữa để thẩm định chất lượng thực sự của chậu lan".

“Có những cây lan tôi trồng đến 6 năm mới cho hoa. Sốt ruột lắm vì ngày nào cũng chăm sóc, mà tới 6 năm mới được nhìn thấy thành quả”, bác cười.

Địa lan không nở hoa quanh năm, chỉ khoe sắc vào thời điểm trước và sau Tết một tháng. Vì vậy, suốt những tháng còn lại người chơi lan chơi lá. Không phải loài nào cũng có hương và được ưa chuộng. Một số loại có sắc đẹp nhưng không có hương; một số khác có hương, nhưng hoa ngắn thấp lẫn vào lá, hoặc một số loại lá lại quá to, thân cây thô cứng…

Các loại lan quý hiếm phải có hương, hoa phải cao vượt trên lá, hoa to, lâu tàn, hương lan xa; lá nhỏ, ngắn và mềm mại; giò hoa vươn lên uyển chuyển, thanh cao, đặc biệt là phải nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Một số địa lan được ưa chuộng như: Đại Hoàng, Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Thanh Lan, Mặc Lan, Cầm Tố, Hoàng Điểm, Ngân Biên, Bạch Ngọc, Trần Mộng…

Những người chơi say lan đến mức, nghe thấy ở đâu có loài quý, mới lạ là tìm đến ngay. Anh Thủy cho biết, các thành viên của hội thường thuê xe cùng nhau đi các vùng núi ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn. Đi công tác hay du lịch ở đâu cũng hỏi thăm xem có vườn lan không để đến chơi. “Bác Quy tuổi đã cao rồi mà nghe ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên…có lan là một mình đi xe máy đến, lúc mua về rồi thì vui sướng gọi anh em đến cùng thưởng thức”, anh kể.

Trồng lan cũng là một nghệ thuật. Đất là loại đất sú (loại nằm dưới sâu), phơi nắng cho vi khuẩn chết hết, sau khoảng một năm mới đem trồng hoa. Khi trồng không để dí đất, úng nước hoặc bị sâu rệp, lan sẽ còi cọc không phát triển được hoặc bị phá hủy. Tốt nhất nên cho một lớp vỏ ốc ở dưới, đặt lan nhẹ nhàng, với các lá theo hướng đã định. Đất càng nhẹ, làm càng kỹ càng tốt.

Chơi lan thú nhất là lúc được thưởng hoa. Vì thế, những ngày giáp Tết, các hội viên lại bắt đầu một mùa bận bịu. Khi có hoa nở họ lại tụ họp, trà quý, rượu ngon, rồi cùng bình phẩm, nhận xét, so sánh các loài hoa. Anh Nguyễn Văn Cường chia sẻ: “Có khi đang bận việc, có điện thoại gọi đi ngắm hoa là bỏ đấy đi ngay. Nhiều lần nhỡ việc, vợ phàn nàn, nhưng biết làm thế nào được. Hoa không phải lúc nào cũng nở, có những loài chờ mấy năm mới được ngắm. Nếu mình không đi là mất cơ hội thưởng hoa ngay”.

“Những ngày đầu vợ bực mình vì chồng cứ ngẩn ngơ bên những giỏ lan, đã xúi con ra…tè vào giỏ lan của bố. Nhưng đến giờ cô ấy còn mê hơn cả chồng, có hôm còn đi họp hội thay tôi nữa”, anh Phát cười nói.

Hoàng Thùy

+++++++++++++++
Theo uttungbonsai

Hoa tulip giữa nắng xuân Sài Gòn

0 nhận xét
Hội hoa xuân tại công viên Tao Đàn (TP HCM) năm nay gây ấn tượng bởi sự xuất hiện của tulip, được xem là quốc hoa của Hà Lan. Hình ảnh do bạn Giang Vỹ Hùng chia sẻ.
Xem hình
Hoa tulip đã xuất hiện giữa Sài Gòn, giữa nắng xuân ấm áp.
Xem hình
Những bông hoa tinh khiết.
Xem hình
Nhụy hoa.
Xem hình
Xem hình
Xem hình
Du khách đến thưởng lãm hoa đều không thể nào bỏ qua khu vườn hoa tulip đầy màu sắc và thơ mộng này.  
Xem hình
Xem hình
Hương thơm thoảng thoảng bay theo gió xuân. 
Xem hình
Thật tuyệt vời khi ngắm nhìn cả vườn hoa đủ mọi sắc màu.
Xem hình
Vườn hoa đẹp tạo ấn tượng với người xem.

+++++++++++++++
Theo uttungbonsai

Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang

0 nhận xét
Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang
Xuất phát điểm của nghệ thuật kiểng cổ chính là thú chơi tao nhã vào thời gian nhàn rỗi của con người. Song, trong giai đoạn hình thành và phát triển nghệ thuật kiểng cổ đã vượt lên nhu cầu tiêu khiển, giải trí của cá nhân trở thành một loại hình văn hóa dân gian, phản ánh nhận thức thẩm mỹ và nhân sinh quan của con người đương thời. Thông qua cách chọn giống cây để tạo tác và đặt tên cho những dáng thế khác nhau, các nghệ nhân đã làm cho gốc kiểng vô tri trở thành những tạo vật có tính biểu tượng, tính triết lý và tính giáo dục sâu sắc.
I- TẠI SAO GỌI LÀ KIỂNG CỔ
Những nghệ nhân cao tuổi và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở Tiền Giang cho rằng: trước thập niên 80 không ai gọi là kiểng cổ, mà chỉ gọi đơn giản là kiểng. Từ kiểng cổ chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây, khi mà cây kiểng Nam bộ bắt đầu trở thành một loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường. Một cây được gọi là kiểng phải đạt 2 yếu tố: thiên tạo và nhân tạo, trong đó yếu tố nhân tạo là chủ yếu. Thiên tạo bao gồm các đặc điểm tự nhiên của cây, như: bộ cội rễ, thân, cành, hoa và lá. Nhân tạo là sự tác động của con người bằng nhiều biện pháp khác nhau để cải biến các đặc điểm tự nhiên của cây theo ý muốn.
Uốn tỉa cây tự nhiên thành các dáng thế và đặt cho chúng những tên gọi hàm chứa ý nghĩa chính là quá trình sáng tạo nghệ thuật của các nghệ nhân. Do vậy, cây cảnh (như cách gọi của nhiều người hiện nay) hoàn toàn khác cây kiểng. Thí dụ: cây Thiên Tuế phải gọi là cây cảnh vì vẻ đẹp của nó là ở những đặc điểm vốn có của cây; còn cây Mai Chiếu thủy thế Mẫu tử lưỡng diện phải gọi là cây kiểng, vì có sự tạo tác của con người theo một qui trình kỹ thuật nhất định.
Với những nhà kinh doanh hoa kiểng ở Tiền Giang thì kiểng cổ dùng để chỉ các cây kiểng của Nam bộ được tạo dáng theo phương pháp truyền thống. Theo họ, từ cổ đi kèm theo từ kiểng không hàm ý chỉ tuổi thọ của cây; bởi vì có những cây kiểng mới chỉ 5-7 năm vẫn được gọi là kiểng cổ. Từ kiểng cổ còn được sử dụng để phân biệt với bonsai (một loại kiểng thu nhỏ, trồng trong khay hoặc chậu) và các loại cây cảnh du nhập từ nước ngoài, xuất hiện khá nhiều ở các cơ sở kinh doanh hoa kiểng hiện nay.
Kiểng cổ là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng và độc đáo ở Tiền Giang. Nói là đặc trưng, vì so với các tỉnh lân cận trong khu vực, số lượng nghệ nhân chơi kiểng cổ và số lượng các sân kiểng, vườn kiểng rất nhiều; thậm chí nhiều gia đình không khá giả hay giàu có, vẫn đặt vài ba chậu kiểng chưng bày trên sân nhà. Nói là độc đáo, vì nơi đây đã hình thành hai trường phái nghệ thuật kiểng cổ ở Nam bộ. Phía Đông Tiền Giang, tiêu biểu là vùng Gò Công với trường phái kiểng cổ lưỡng diện. Phía Tây Tiền Giang, tiêu biểu là vùng Ba Dừa với trường phái kiểng cổ tứ diện.
2- TRƯỜNG PHÁI KIỂNG CỔ LƯỠNG DIỆN
Lưỡng diện là loại kiểng nhìn được ở hai mặt: trước và sau của cây kiểng. Kiểng cổ lưỡng diện được nghệ nhân sáng tạo trên cơ sở nhân sinh quan của xã hội đương thời. Cho nên, việc giải thích các dáng thế khác nhau của các cây kiểng cổ phản ánh tư tưởng, nhận thức, tình cảm chủ quan của nghệ nhân. Và điều đó đã tạo cho nghệ thuật kiểng cổ lưỡng diện có tính triết lý, tính giáo dục sâu sắc, tiêu biểu ở hai cây kiểng Tam tòng tứ đức và Tam cương ngũ thường.
2.1- Cây kiểng Tam cang ngũ thường
Theo các nghệ nhân vùng Gò Công thì nghệ thuật kiểng cổ phản ánh nhân sinh quan của người xưa là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Muốn vươn đến khát vọng đó, người đàn ông phải đạt những chuẩn mực nhất định nhằm khẳng định giá trị của mình. Cây kiểng cổ Tam cang ngũ thường ra đời trên cơ sở đó. Ngoài ra, đối với nghệ nhân Gò Công, cây kiểng nầy còn là biểu tượng cho tài năng và phẩm chất của vua Tự Đức (1847 – 1883) – vị vua học rộng, có tài làm thơ và rất hiếu thảo với mẹ.
2.2- Cây kiểng Tam tòng tứ đức
Nếu như cây kiểng lưỡng diện Tam cang ngũ thường được người dân xứ Gò xem là biểu tượng nhân cách của vua Tự Đức, thì cây kiểng Tam tòng tứ đức là biểu hiện phẩm hạnh của bà Từ Dũ (1810 – 1901). Bà được tiến vào cung vua từ năm 14 tuổi cho đến lúc tạ thế (93 tuổi) vẫn giữ vững cốt cách của bậc mẫu  nghi thiên hạ, là tấm gương sáng của giới nữ trong việc nuôi dạy con cái.
Theo nghiên cứu của ông Phạm Quang Đức (Phó chủ nhiệm Hội hoa kiểng ở thị xã Gò Công) thì chủ thể sáng tạo ra hai cây kiểng này chính là những nho sĩ xứ Gò; để bày tỏ lòng kính trọng với thái hậu Từ Dũ – người trọn đạo tam tòng tứ đức và tôn vinh vua Tự Đức – người trọn đạo tam cương ngũ thường. Bởi vì, xuất thân và phẩm hạnh của hai người là niềm tự hào của nhân dân Gò Công. Tuy xuất phát từ quan niệm Nho giáo về giá trị con người, song việc các nghệ nhân Gò Công sáng tạo ra hai cây kiểng lưỡng diện Tam tòng tứ đức và Tam cang ngũ thường là sự đóng góp rất lớn vào kho tàng nghệ thuật dân gian địa phương.
3) TRƯỜNG PHÁI KIỂNG CỔ TỨ DIỆN
Nếu như cây kiểng lưỡng diện chỉ quan sát được ở hai mặt, thì với cây kiểng tứ diện người ta có thể nhìn ngắm trong không gian 3 chiều. Người ta có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào (chung quanh cây) cũng thấy được dáng vẻ đẹp của cây kiểng cổ. Khởi đầu, nghệ nhân chỉ kéo các chi sao cho đều đặn, cân đối, hài hòa cả 4 mặt. Các chi thường được kéo thành hai tàn: tàn hướng lên trên gọi là Nghinh sương, tàn hướng xuống dưới gọi là Chiếu thủy. Do vậy mà trường phái nầy còn được gọi là Sơn thủy tứ diện. Dần về sau, các thế hệ nghệ nhân tiếp nối của trường phái tứ diện đã cải tiến kỹ thuật kéo mỗi chi thành 3 tàn (ở giữa 2 tàn Nghinh sương và Chiếu thủy nghệ nhân kéo thêm một tàn nữa gọi là Trung bình); đồng thời dưỡng các nhánh phụ của mỗi tàn cho xum xuê và cắt tỉa thành các tai lớn. Sự cải tiến nầy đã cho ra một kiểu cổ mới, gọi là Sơn thủy tứ diện tai hiện rất phổ biến ở Nam bộ.
Trải qua hai cuộc chiến tranh chống xâm lược, nghệ thuật kiểng cổ ở Tiền Giang cũng lắm thăng trầm. Bom đạn tàn phá ruộng vườn, nhà cửa bị tiêu hủy, đời sống gặp nhiều khó khăn, truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng bị đứt đoạn… nhưng các nghệ nhân vẫn cố gắng bảo quản tốt những gốc kiểng lâu đời trên sân nhà; thậm chí không ít gia đình đã xem các gốc kiểng cổ như là vật gia bảo, ra sức chăm sóc, gìn giữ. Từ khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, giao lưu kinh tế và văn hóa ngày càng mở rộng, cây kiểng cổ trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Cho là đặc biệt vì giá trị hiện kim của nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người mua – người bán, không có mức định chuẩn về giá cả như các loại hàng hóa khác. Nhiều nghệ nhân chơi kiểng do nhu cầu đời sống đã bán đi các gốc kiểng quí của gia đình. Do vậy, những gốc kiểng cổ có giá trị lịch sử và nghệ thuật ngày càng thưa vắng trên các sân kiểng; nhất là những cặp kiểng cổ xuất hiện trong giai đoạn đầu của hai trường phái. Nếu không kịp thời nghiên cứu, sưu tầm và có giải pháp bảo tồn hữu hiệu, thiết nghĩ chỉ một thời gian không xa, sẽ không còn gì để chứng minh về quá trình hình thành và phát triển của một loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ở Tiền Giang nói riêng và Nam bộ nói chung.
+++++++++++++++
Theo uttungbonsai

6/01/2010

Chuyên đề: Kiểng cổ Nam Bộ

0 nhận xét
Cây kiểng là một loại hình nghệ thuật có từ ngàn xưa. Ở Việt Nam, nó đã được phổ biến thành một dạng nghệ thuật dân gian. Tùy theo quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc, từng khu vực mà cây kiểng có nhiều kiểu thức khác nhau.
Nói đến kiểng xưa, kiểng thế ta nhận thấy kiểu hình của nó rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cây kiểng cổ được uốn sửa theo lối chiết chi nghị diện, thế tam tùng tứ đức là một dạng thức đặc biệt, rất đặc trưng cho khu vực Nam Bộ. Đây là một kiểu thức đại diện cho cây kiểng xưa ở miền Nam mà không nơi nào có loại hình này.
I- Nguồn gốc của kiểng cổ
Về nguồn gốc, có thể nói từ khi Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, người có công khai phá vùng đất phía Nam, và đã đưa những lưu dân ào lập ấp, xây dựng cuộc sống mới. Trong dòng người lưu dân này (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn...) rất đa dạng về thành phần, còn có một số người có điều kiện hơn nhưng họ chán ghét cuộc đời làm quan; thêm vào đó là chiến tranh liên miên giữa Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh làm cho dân chúng ngày càng cơ cực. Cho nên họ là những con người có thể do được chiêu mộ, bị lưu đày hay tự động bỏ xứ mà tìm vào phương Nam mưu cầu một cuộc sống mới. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tư tưởng của họ trong quá trình xây dựng, phát triển cuộc sống trên vùng đất mới và cũng có thể nói rằng trong tư tưởng của họ vẫn còn một hoài niệm về cố hương, họ vẫn không quên nguồn gốc của mình, không quên đạo làm người, dù có bỏ xứ, bỏ chùa mà đi. Điều này thể hiện rất rõ trong phong cách, lối uốn sửa tạo dáng cây kiểng xưa mà chúng ta đang xem xét.

Theo thời gian những người ở đất phương Nam, dần dà xây dựng được sự nghiệp. Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự phân hóa trong xã hội đã xuất hiện, một số điền chủ có tài sản ngày càng nhiều, ngay cả người nghèo cũng có một cuộc sống khác hơn thời cha ông lúc còn ở bổn quán. Một cuộc sống mới đã xuất hiện trên vùng đất mới, tuy còn hoang sơ nhưng nhàn. Điều kiện sống tốt hơn, việc trồng cây kiểng hưởng nhàn dần dà định hình trong xã hội. Có lẽ vì tưởng nhớ công ơn của Ông Nguyễn Hữu Cảnh, sợ phạm úy, mà người phương Nam đọc trại từ "Cây cảnh" thành ra "Cây kiểng".
II. Đặc điểm của kiểng cổ Nam Bộ
Do ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Lão giáo, con người muồn gần lại với thiên nhiên hơn và do ảnh hưởng của Nho giáo, nên những bậc tiền thân dù xa quê cha, đất tổ vẫn không quên được nguồn cội và đạo làm người. Cho nên trong quá trình tạo lập cây kiểng họ muốn gởi gắm tinh thần, tâm ý của mình vào từng chậu cây, từng tán lá, nhằm mục đích sửa mình và giáo dưỡng con cháu. Cây được sửa có ngọn qui căn, hồi đầu (thể hiện sự không quên nguồn cội). Thế tam cang ngũ thường hay tam tùng tứ đức (thể hiện đạo làm người ở nam hay nữ thật rõ ràng). Như vậy tư tưởng, triết lý sống của người xưa được hình tượng hóa rất rõ nét qua dáng thế của cây kiểng cổ.
Tên gọi kiểng cổ chỉ mới xuất hiện ở vài thập niên sau này, từ khi loại hình Bonsai của Nhật Bản lan rộng vào miền Nam. Trước kia người ta chỉ gọi là cổ mộc, cây thế, cây cảnh. Đến bây giờ khi nghe từ "kiểng cổ" đại đa số người chơi cây cành đều liên tưởng đến loại hình kiểng chiết chi nhị diện và nó gần như là một định danh cụ thể cho loại hình kiểng này.
Cây kiểng cổ là cây được uốn sửa một cách công phu, đúng số tán, đúng nhánh, không thừa, không thiếu, mỗi thành phần trong cây đều có một giá trị nhất định, tiềm ẩn một triết lý sống thật cụ thể.

Cây kiểng lấy số 3, 5 làm căn bản do xuất phát từ nguyên lý âm dương, ngũ hành... thường sử dụng số lẻ, ít khi sử dụng số chẵn, ngoài trừ một số cây thể hiện các điển tích. Bộ kiểng cổ ban đầu thường là bộ năm cây gọi là "Ngũ phúc" được xếp theo hình chữ ngũ. Bộ 3 cây gọi là bộ "Tam tài" xếp thẳng hàng. Cây trung bình được xếp ở giữa. Về sau này vì nhiều lý do rất khác nhau, kiểng cổ chỉ còn được thưởng ngoạn ở một cặp đối xứng nhau.
Cây trung bình ở giữa bộ kiểng là cây chủ, thường có tầm vóc cao hơn, cành nhánh được uốn chiết chi theo kiểu âm - dương và thường được sửa theo thế thất hiền hay ngũ phúc.
Các cây hai bên thường thấp hơn, thân được uốn hơi cong theo dáng xuy phong, tùy theo dáng cơ bản và tính chất của cây mà nó sẽ được uốn sửa theo thế mẫu tử hay phụ tử.
III. Phân loại kiểng cổ Nam Bộ
1. xét về mặt tính chất:
- Cây đại diện cho phái nam là cây xuy phong thế phụ tử. Hình dáng của cây mạnh mẽ, gân guốc. Cành nhánh được uốn sửa thiên về dương tính, phóng thoáng, nét mạnh (kiểu tàn võ). Cây thường được sửa theo thế "Tam cang ngũ thường" tiêu biểu cho đạo làm người của phái nam trong thời kỳ đó. Tam cang là: quân thần cang (đạo vua tôi), phu thê cang (đạo vợ chồng), phụ tử cang (đạo cha con). Ngũ thường là: năm đức tính của người nam đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhìn chung đó là giềng mối, phẩm chất của đạo làm người, của người quân tử trong xã hội.
- Cây đại diện cho phái nữ là cây xuy phong thế mẫu tử. Hình dáng cây thường mềm mại uyển chuyển. Cành nhánh được uốn sửa một cách ẻo lả hơn, thiên về âm tính (kiểu tàn văn), cành có thể uốn tréo qua thân (tréo chữ nữ) biểu hiện cho nữ tính, cho nên thông thường những loại cây có hoa, có hương thơm thường được sử dụng cho loại hình này. Cây kiểng được sửa theo ý này là cây "Tam tùng tứ đức". Tam tùng đó là: tùng phụ, tùng phu, tùng tử. Tứ đức là bốn đức tính của người phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh.
Việc uốn sửa cây kiểng cổ tuân thủ một cách nghiêm nhặt các quy tắc âm - dương.
2. Xét về hình thái
Cấu trúc thân cành ở cây xuy phong thế tam cang ngũ thường thấy:
Phần gốc thân được trồng và sửa theo một góc nghiêng khoảng 45o so với mặt đất, phần thân bên dưới được uốn cong cho đến khoảng giữa của chiều cao, thân được uốn hướng vào trực chính tâm, phần thân còn lại đến ngọn được uốn lượn nhẹ, cuối cùng ngọn cũng đi vào trục chính tâm của gốc (quy căn) nhằm biểu đạt một điều: Dù có đi xa, phát triển tới đâu cũng không hề quên nguồn cội. Cây tử phát xuất từ gốc cha hợp thành một góc khoảng 90o. Chiều cao của thân cây tử không vượt quá tàn thứ hai của cây chính và được uốn hơi cong theo chiều ngược lại với cây cha.
Cây cha có cấu túc 5 tàn: Gốc xiên về phía bên phải thì tàn thứ nhất được uốn về phía bên phải. Đoạn thân thứ hai uốn cong nhẹ vào trong, tàn thứ hai được uốn về phía trái tuân thủ nguyên tắc Âm - Dương. Đoạn thứ ba được uốn cong vào chính trục tâm của góc, tàn thứ ba được uốn về phía bên phải theo lối chiết chi. Đoạn thân thứ tư uốn lượn theo trục thẳng đứng, tàn thứ tư được uốn về phía bên trái. Đoạn thân thứ năm được uốn về chính tâm gốc (quy căn). Tàn ngọn được hình thành.
Cây tử có cấu trúc ba tàn: Tàn thứ nhất được uốn về phía bên trái tạo nét cân bằng với cây cha. Tàn thứ hai được uốn về phía bên phải theo lối chiết chi. Tàn thứ ba là ngọn chỉ cao bằng hoặc thấp hơn tàn thứ hai của cây cha.
Cành ở cây kiểng cổ được uốn sửa theo lối chiết chi nhị diện có âm, có dương, có văn có võ thật hài hòa. Cành được xếp đặt ở phần lồi của thân. Cành được uốn sửa theo kiểu vòi chạo cong lên, cong xuống thể hiện nguyên lý cực dương biến âm, cực âm biến dương.
Nếu đúng khoảng cách mà cành lại mọc ở vị trí ngược lại (cũng có thể do ý muốn chủ quan) hoặc mọc ở phần lõm của thân, cành sẽ được uốn vòng qua thân chính theo hướng ngược lại. Việc uốn cành như vậy được xem là một nét đẹp của cây và cành này được gọi là cành uốn chữ nữ. Theo quan điểm riêng, thì đây là kiểu uốn tàn văn chứ không phải tàn võ, vì nó biểu đạt tình mềm dẻo, tính nhu, âm, thể hiện nữ tính.
Tàn lá được cắt tỉa thành từng dĩa mỏng, hình tròn, hình trái tim hay được tạo thành khối hình bán nguyệt mỏng. Các nhánh sơ cấp, thứ cấp được cắt tỉa theo lối chiết chi để tạo ra một tàn cây đẹp.
Ngọn là phần cao nhất của cây, được tính là một tàn. Ngọn được cắt sửa thành khối hình bán nguyệt hay dĩa mỏng và nó được sửa theo các kiểu sau:
Kiểu tàn võ (dương): Tàn ngọn mọc thẳng, được cắt sửa thành dĩa hay khối không cho vươn cao lên nữa.
Kiểu tàn văn (âm): Tàn ngọn được uốn cong xuống hướng về phía gốc (ý hồi đầu) rất khiêm tốn nhã nhặn.
Kiểu tàn văn võ (âm - dương): Ngọn được chia ra hai bên tạo thành hai khối quân bằng thể hiện sự cân bằng âm dương, biểu đạt sự trung dung ở đời.
Cách uốn sửa tàn ngọn phụ thuộc vào dáng, thế, tính chất của cây cho phù hợp. Cây có gốc to, dáng thế mạnh mẽ biểu hị nam tính mạnh, được sửa ngọn theo kiểu tàn võ - cây có dáng mềm mại uyển chuyển ngọn được sửa theo lối văn rất hợp lý.
Về chiều cao cây kiểng cổ, thông thường là 1,6m. Vì nó là dạng kiểng dùng để trang trí trước sân nhà, cho nên tầm vóc được sửa cho cân đối hài hòa với nhà và cũng ngang tầm quan sát của người thưởng ngoạn. Tuy nhiên đây cũng là con số tham khảo, chứ không mang tính chuẩn mực như một số tài liệu đã đưa ra. Vì một cây kiểng cổ có giá trị, thể hiện ở tính chất mà nó mang, chứ không phải do khuôn khổ quy định về thước tấc. Chiều cao của cây phụ thuộc vào độ lớn của thân gốc một cách hài hòa và cũng một phần do ý muốn chủ quan của việc trang trí.
Về mặt nguyên tắc, cây kiểng cổ chiết chi nhị diện, bộ cành được uốn sửa theo lối âm - dương nghĩa là một tàn bên này, một tàn bên kia. Tuy nhiên, trong thực tế quan sát được ở một số cặp kiểng cổ ta thấy: hai tàn dưới thấp của cây chính lại được uốn về một bôn, tàn thứ ba mới được uốn về phía đối diện. Ở đây có lẽ nhằm mục đích tạo ra một bố cục cân bằng trong tác phẩm, tác phẩm sẽ không bị nặng về phía cây tử chăng? Và cũng có thể tàn thứ hai của cây chính sẽ không gần mà che khuất tàn ngọn của cây tử tạo nên nét thông thoáng cho tác phẩm.

Nhân việc bàn về cây kiểng cổ chúng tôi xin được nhắc lại câu thiệu: "Vô nữ bất thành mai, vô thập bất thành tùng". Câu này hàm ý chỉ tính chất của cây được uốn sửa một cách mềm mại, yểu điệu, thể hiện được nữ tính ở cây mai. Còn ở cây tùng được uốn sửa một cách dứt khoát, mạnh mẽ, cương trực cành nhánh không được uốn sửa yểu điệu, khí phách phải như người quân tử biểu hiện cho nam tính.
Như vậy cây mai đại diện cho phái nữ, nó được uốn sửa làm sao cho bộc lộ được nét mềm mại, nữ tính là thể hiện được tính chất của cây. Nếu có cành bắt tréo chữ nữ càng đẹp, nhưng trên cây chỉ nên có một cành bắt tréo chữ nữ để biểu diễn tính chất là đủ. Chứ không phải bắt nhiều cành tréo trên cây mai mới thể hiện được điều này, vì nếu cành bắt tréo nhiều trên cây sẽ có một ý nghĩa khác không tốt, không hay. Theo quan điểm riêng, ngay trên một cặp kiểng cổ cũng nên uốn chữ nữ ở một cây mà thôi. Nếu cả hai cây cùng có cành tréo nữ, thì ý nghĩa của nó cũng không tốt, có thể được hiểu theo hướng khác một cách lệch lạc.
Như vậy lối sửa chiết chi nhị diện ở cây kiểng cổ đặc trưng cho miền Nam, thể hiện rất rõ tâm ý của người tạo ra nó. Qua việc thưởng ngoạn cây người xem còn thấy rõ được triết lý sống, hiểu rõ cang thường đạo lý giữa con người và xã hội, để từ đó xác lập được giềng mối gia đình và xã hội tự tu tâm dưỡng tánh, giáo dưỡng tinh thần. Nó không những là một môn nghệ thuật mà còn là một triết lý đạo đức đưa con người đến chân thiện mỹ.

Tham khảo:tiengiangdost

THẨM ĐỊNH TÁC PHẨM BONSAI

1 nhận xét
Trong thi đấu thể thao và hội thi nghệ thuật, đối với những môn thi không xác định thành tích bằng số liệu cụ thể khách quan mà bằng điểm đánh giá của trọng tài, của ban giám khảo thì thường được gọi là những môn thi “ nhạy cảm”. Hội thi Bonsai thuộc loại này, vì Bonsai là một dạng nghệ thuật nuôi trồng cây cảnh.

  Sự nhạy cảm ở đây nằm trong công tác thẩm định tác phẩm của ban giám khảo đa phần còn nặng tính chủ quan. Ban tổ chức các hội thi luôn tìm cách giảm thiểu tối đa những sai sót (vô tình hoặc cố ý) của ban giám khảo trung lập, tăng cường số lượng giám khảo, bỏ các điểm số lớn nhất và nhỏ nhất hoặc có cách biệt quá lớn so với điểm số còn lại … Tuy nhiên sau mỗi lần hội thi, ban tổ chức thường nhận những lời khiếu nại, trách móc, mỉa mai của khách thưởng ngoạn, nhât là của những chủ nhân những tác phẩm không đoạt giải. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó chủ yếu là thang điểm chưa thật khoa học.
Qua nghiên cứu các thang điểm đánh giá Bonsai tại các kỳ Hộ Hoa Xuân Tp. HCM, tôi thấy nó liên tục được điều chỉnh ngày càng hợp lý hơn. Tuy nhiên có nhược điểm cơ bản là rất thiếu chi tiết. Chẳng hạn, thang điểm Bonsai Hội Hoa Xuân -2003 (tổng quát 30 điểm, chi tiết 50 điểm, trong đó gốc rễ 15 điểm, thân 15, cành 15, lá 5, cổ lão 15 chủng loại 5). Nếu bộ rễ cây trực chưa lan tỏa đủ các hướng, thân còn sẹo quá mới, độ lớn của cành chưa hài hòa với thân, tán lá quá dày đặc … thì mỗi lỗi bị trừ bao nhiêu điểm? Chính yếu tố chưa khoa học này là cho việc thẩm định tác phẩm Bonsai nặng tính chủ quan, thiếu minh bạch, dễ rơi vào tình trạng cho hoặc trừ điểm tùy tiện. Hệ quả là ban giám khảo dễ dàng “vạch lá tìm sâu” những tác giả không đoạt giải để biện minh cho sự thẩm định của mình. Chủ nhân các tác phẩm không” tâm phục khẩu phục” mà không đủ cơ sở để phản biện. Người thưởng ngoạn mất cơ hội học hỏi nghiên cứu các tác phẩm đáng ra được chọn làm điển hình trong đợt trưng bày, thậm chí gây ra một số ngộ nhận cho người chơi từ sự đánh giá chưa chuẩn xác… Các nhà tổ chức hội thi thường biện hộ rằng sai sót là không thể tránh khỏi. Thế nhưng nghệ thuật sẽ bẹ hủy hoại nếu cứ mãi có những sai sót do cảm tính của người cầm cân nảy mực.
Ơũ một tác phẩm Bonsai, tất cả các yếu tố rễ, thân, cành, lá, chậu và sự hài hòa giữa các yếu tố này đều có tầm quan trọng nhất định. Chúng ta cần lượng hóa mức độ quan trọng của chúng đến từng chi tiết bằng điểm số cụ thể. Đây là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi vì quan điểm thẩm mỹ và mức độ cảm thụ của mỗi người khác nhau. Bài này xin trình bày quan điểm về vẻ đẹp Bonsai mà tôi tán đồng và đề xuất thang điểm đánh giá.
Tiêu chuẩn về cái đẹp là vô vùng. Để tránh lạc lối ta nên bắt đầu từ định nghĩa: Bonsai là cây trồng trong chậu nhưng mang dáng cổ thụ ngoài thiên nhiên. Trước hết Bonsai phải đạt tiêu chuẩn cơ bản là tính cổ lão. Cây cảnh nghệ thuật bắt chước, mô phỏng thiên nhiên, càng gần với thiên nhiên thì giá trị tác phẩm càng cao. Không phải vẻ nào của thiên nhiên cũng đẹp, người tạo tác vì thế không sao chép thiên nhiên một cách máy móc, giản đơn. Họ cần có sự lựa chọn tinh tường, lược bỏ các chi tiết rườm rà, chắt lọc tối đa những nét độc đáo, tinh tế nhất đưa vào cây cảnh để nâng tác phẩm tới mức đẹp hơn cái đẹp của thiên nhiên. Tác phẩm Bonsai đánh giá cao là tác phẩm “ nhân tạo như thiên nhàn” nghĩa là có sự can thiệp của con người những không để lộ sự can thiệp đó. Các vết tích tác động lộ liễu như cưa, cắt, đục đẽo, lột vỏ, quấn dây… phải đúng kỹ thuật, đúng thời điểm và được xóa đi theo thời gian. Bonsai được cấu thành từ nhiều yếu tố (rễ, thân, cành, lá, chậu …) nên các yếu tố này phải hài hòa. Như vậy ta có thể xác định 3 tiêu chuẩn chính quyết định giá trị thẩm mỹ Bonsai là: Tính cổ lão, tính thiên nhiên và tính hài hòa.
Từ hình ảnh cổ thụ đẹp trong thiên nhiên, chúng ta có thể rút ra những chỉ dẫn về mặt mỹ thuật trong tạo tác và thẩm định tác phẩm Bonsai như sau:
RỄ
Đây là phần khó tìm được theo ý muốn và sự thay đổi cấu trúc rễ là một việc rất khó khăn. Bộ rễ cần đạt tiêu chuẩn sau đây: Bộ rễ phải phù hợp với thế cây. Cây thế đứng, rễ phải tỏa đều quanh gốc. Các cây có thế nghiên, nằm, thòng có thân đổ về một phía, bộ rễ chủ yếu nổi gồ nghịch với hướng thân, tạo cảm giác cân bằng, vững chãi cho cây.
Bộ rễ lộ căn mới thể hiện tính cổ lão, biểu đạt sự trường thọ, vì theo thời gian đất bị rửa trôi. Phần lộ căn không cao lêu nghêu mà phải bám sát đất và lan tỏa các hướng. Phần cuối các rễ ngang mọc ra từ thân có phân nhánh rễ nhỏ bấu sát vào đất, thể hiện sự dồi dào sinh lực và vững vàng bám chặt mặt đất nuôi sống cây.
Ngoài ra, ta cần chú ý thêm các tiêu chuẩn: bộ rễ không được rối tung, đan chéo nhau; rễ lớn không được đâm thẳng mặt tiền. Độ đồng đều các rễ ngang; các vết sẹo đã liền da hoặc các mép ngoài của sẹo đã lợi da (tùy chủng loại cây dễ hoặc khó liền da).
Thân
  Quý nhất là dạng thân liền lạc với gốc, thân nở to và thuôn dần đến ngọn theo tỷ lệ hợp lý để tạo vẻ uy nghi cho tác phẩm. Không cho phép chuyển đột ngột hai đoạn thân to, nhỏ quá chênh lệch. Một nhược điểm thường thấy ở Bonsai tạo tác theo kiểu “ mì ăn liền” hoặc không am tường kỹ thuật là giữa phần thân cây già bị cắt ngang và thân cây mới tạo thành, chưa và khó có thể tạo thành một chỉnh thể hoàn hảo, đem lại cho người xem một cảm giác chắp vá. Các Bonsai nuôi dưỡng chưa đủ thời gian cũng có nhược điểm phổ biến là đoạn thân đỡ ngọn chưa tương xứng với đoạn thân tiếp giáp phía dưới.
- Thân cây có tính cổ lão: tính chất này thường đọng rõ nhất ở thân: thân cây gân guốc hoặc có nhiêu u bứu hang hốc; vỏ cây sần sùi, nứt nẻ hoặc trơn láng; vỏ cây bị tróc, mép ngoài đã kéo da, phần trong lộ thân lũa; những vết sẹo kéo liền da … đó là những dấu tích đau thương nếm trải cuộc đời nhưng vẫn bất diệt, khắc khổ mà vẫn vươn lên.
- Thân cây có đường nét cương nghị, hùng tráng, trang nghiêm với các nhịp chuyển dứt khoát, hoặc uốn lượn uyển chuyển, duyên dáng, bay bướm.
- Thân cây tương xứng với bộ rễ.
- Thân cây không mang sẹo lớn ở mặt bên.
- Thân cây không ưỡn bụng ra phía trước, chỉ nên phơi bày mặt phẳng hoặc lõm để có cảm giác chiều sâu cho tác phẩm.
- Cây có chiều cao hài hòa với đường kính thân. Tỷ lệ lý tưởng là chiều cao cây gấp 5-7 lần đường kính thân nơi tiếp giáp với rễ.
- Đoạn thân ở phần ngọn nên bố trí hướng nhẹ về phía mặt tiền để thể hiện sự tôn trọng người xem.
- Thân cây bị đánh giá là phạm luật tạo hình Bonsai khi nó bị “ phá thế”, nghĩa là đoạn thân trên lớn hơn thân dưới.
Cành.
Cành được phân nhánh mỹ thuật: Có nhánh hướng bên này, bên kia, có nhánh hơi nhô cao ở giữa, các nhánh không mọc kiểu xương cá, các nhánh xuất phát từ điểm “dương” của cành, hướng lượn của cành nhánh dích dắc … Phần lớn Bonsai mà tôi thấy có nhược điểm là cấu trúc của bộ cành chỉ hướng đến mục đích lấp đầy không gian của khối tán cành lá, vì vậy nó chưa có tính thẩm mỹ cao.
Độ lớn của cành hài hòa với bộ lớn của thân nơi cành xuất phát (từ Ử - 1/3 thân cây). Do thân cây thuôn dần từ gốc lên ngọn, nên càng lên cao cành càng nhỏ dần. Chỉ những cây được nuôi dưỡng đúng kỹ thuật và trãi qua thời gian dài mới có được những bộ cành cứng cáp, cổ lão.
Khỏang cách giữa các cành đựơc thu dần một cách hợp lý nhằm tạ vẻ tự nhiên cho cây, đồng thời tạo cơ sở cho sự thoáng đạt, nhưng đầy đặn ấm cúng của bộ tàn lá. Đáp ứng yêu cầu này, đoạn 1 (từ gốc đến điểm xuất phát cành 1) phải dài hơn đoạn hai (từ điểm xuất phát cành 1 đến điểm xuất phát cành 2), đoạn 2 phải dài hơn đoạn 3 … Như vậy Bonsai có 4 tàn, một ngọn thì cần có 5 đoạn ngắn dần khi lên cao. Tạo được Bonsai đạt tiêu chuẩn này, bên cạnh sự am tường kỹ thuật nuôi dưỡng cây sung mãn, cần có duyên may trời cho, các tược non dùng để tạo cành mọc đúng chỗ theo ý muốn. Tôi được biết ở một số địa phương có quan điểm thoáng hơn là chỉ cần khỏang cách giữa 3 cành chính (1,2,3) đạt tiêu chuẩn này là đủ, các cành phía trên được phép du di. Một số địa phương khác lại cho rằng có thể uốn cành để nâng tán lá lên hoặc hạ xuống đôi chút nhằm tạo vẻ hài hòa hợp tác phẩm. Tôi không tán thành các quan điểm này và các bạn cho rằng tôi quá khắt khe. Nhưng không khắt khe thì khó có thể đánh giá được tài của người choi. “ Nghề chơi cũng lắm công phu” không công phu sao thấy được chân giá trị của nó.
Cành cây cũng phải đạt tiêu chuẩn “ Đầu voi đuôi chuột”, nghĩa là độ lớn của cành được thu nhỏ dần từ chân cành đến đầu cành. Để đạt tiêu chuẩn này, chủ yếu cần nuôi dưỡng cành trong thời gian đủ dài để đạt đến độ lớn hợp lý rồi cắt chờ tược mọc, chọn một tược làm nhánh, một tược nuôi dưỡng tiếp để tạo đoạn 2 của cành … chính vì vậy, cành “ Đầu voi đuôi chuột” thể hiện tính cổ lão của Bonsai.
Xóa được dấu vết can thiệp trên cành ( vết quấn dây, vết cạo, sẹo ...).
Bộ cành hướng đủ các phía, hai cành liên tiếp không trùng phương để không che chắn ánh sáng của nhau, đáp ứng tốt nhu cầu quang hợp của cây.
Cấu trúc cành lá phú hợp với thế cây. Cây thế đứng có tán cành nằm ngang hoặc hơi chúc xuống. Cây thế nằm hoặc thòng có tán cành hướng lên trên, cây bay có tàn cành hướng về một phía.
Cấu trúc cành có tính cổ lão.
Cành Bonsai nên tạo thành góc vuông với thân hơi hướng xuống đất mới thể hiện sự già dặn theo thời gian.
Bộ cành có độ dài và rộng hài hòa. Các tán cành thường thu nhỏ dần khi lên cao (trừ dạng cành lả, cành buông) để cuối cùng hợp với tán ngọn thành một tổng thể hình tháp.
Cành trước không che khuất cành sau để lấy chiều sâu của tác phẩm.
Cành thấp nhất ở độ cao hợp lý, thường ở 1/3 chiều cao của cây nhằm phơi bày bộ rễ và thân hình nghệ thuật của cây.
Về bộ cành, nếu vướng vào một trong những lỗi sau đây thì bị coi là phạm luật tạo hình: Cành mọc ở phần lõm của thân cây (cành “âm”); cành mọc đối xứng qua thân (cành “xương cá”); gộp nhiều cành để thành 1 tán cành; cành uốn vòng qua thân (cành”mượn”); cành đâm thẳng mặt tiền.

- Mật độ các tán lá vừa phải, nhằm tạo khỏang không gian giữa các khối tán lá. Các tán lá cần được thiết kế cho người xem vừa đủ thấy đường nét của toàn thân cây là vừa đẹp, vừa tạ cảm giác ấm cúng. Nếu mật độ tán lá quá thưa sẽ gây cảm giác trống trãi, hở lạnh. Ngược lại quá dày người xem chỉ thấy rễ, gốc và một lùm lá.
- Lá không che khuất cành, nhánh. Khi trưng bày, lá cần được tỉa bớt sao cho người xem vừa thấy bộ lá xanh tươi, vừa quan sát được cấu trúc của bộ cành ẩn hiện qua tán lá.
- Tổng thể các tán lá hợp thành khối tam giác ở mọi hướng nhìn.
- Lá cây được thu nhỏ hài hòa với các yếu tố khác.
- Lá biểu hiện cây có sức khỏe, không sâu bệnh.
Chậu – Vật chứa
Bonsai là sự kết hợp hài hòa giữa cây và chậu, vì vậy việc chọn chậu thích hợp với cây trồng sẽ tạo nên khung cảnh hoàn hảo cho tác phẩm. Về nguyên tắc, chậu phải phù hợp với dáng thế, kích thước và màu sắc của cây. Chậu – vật chứa cây cần thỏa mãn các điều kiện sau: Độ sâu của chậu phù hợp với thế cây. Đối với cây đứng hoặc hơi nghiên, cần đặt trong chậu cạn có chiều sâu xấp xỉ đường kính thân. Đối với cây nghiêng, cần được đặt trong chậu dày (chiều sâu nhỏ hơn chiều rộng của chậu) để cân bằng với sức nặng cảu tán lá cây lệch về một bên, tạo cảm giác vững vàng, ổn định. Chậu mỏng cần có diện tích rộng, chậu sâu cần hẹp để tránh cảm giác quá gò bó hoặc nặng nề của tổng thể.
Chiều dài và rộng của chậu phù hợp với kích thước của cây, diện tích của chậu tương đương với bóng cây chiếu xuống. Đối với cây thấp chiều dài và rộng của chậu chỉ bằng 2/3 khỏang cách dài và rộng nhất của khối tán lá.
Về vị trí, tùy kiểu chậu và thế cây mà cây được đặt giữa chậu, lệch trái hay phải. Đối với chậu cạn có hình chữ nhật hoặc bầu dục, gốc cây ở cách mép trái hoặc phải khỏan 2/3 chiều dài của chậu và hơi lùi về phía sau. Cụ thể, nếu tán và bộ cành thiên về phía phải thì gốc cây được đặt gần mép trái của chậu và ngược lại. Đối với chậu có hình vuông, tròn, lục giác, bát giá, gốc cây được đặt giữa chậu. Riêng các cây có thể nằm hoặc thòng, gốc cây được đặt gần mép chậu có thân vươn ra hoặc chúi xuống để bộ rễ có đủ không gian trải rộng và nổi cao, tạo sự cân bằng cho tổng thể.
Gốc cây không được đặt lún sâu trong chậu, hoặc trồi lên quá cao so với mặt chậu.
Màu của chậu và cây cần hài hòa, nên tránh chọn chậu có những mà sác sặc sỡ làm người nhìn chú ý tới chậu mà không thưởng ngoạn một cách đầy đủ. Đặc biệt đối với Bonsai hoa trái, chúng ta nên chọn chậu có nhiều sắc tương phản với màu của hoa và trái.
Chậu cần có phẩm chất tốt, tạo từ loại vật liệu bền, nhẹ, có tính năng giữ ẩm và trao đổi khí.
- Chủng Loại Cây
Ơũ thể hoàn thành, nếu có hai tác phẩm tương đương về giá trị nghệ thuật thì chúng ta nên thêm điểm cho cây nào có thời gian hoàn thành dài và công phu hơn. Cơ sở để đánh giá là mỗi loài cây có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, mau hay chậm lớn, dễ hay khó trồng.
- Các đặc điểm khác
Aán tượng: muốn có ấn tượng mạnh, gây được cảm xúc dâng trào từ phía người thưởng ngoạn, thì tác phảmphair có điểm gì đó khó tìm, khó tạo được. Vẻ đẹp nghệ thuật rất đa dạng: Bộ rễ lan tỏa đều vững vàng bám đất, cân xứng với thân liền lạc” đầu voi đuôi chuột” như quả núi hùng tráng đứng giữa đất trời bao la; toàn cây có vẻ hài hòa trong sự tương phản giữa vỏ sần sùi với bộ lá óng ả; cây có dáng vẻ thâm trầm thanh cao hay yểu điệu; tán cành lá ngã mạnh về một phía như bị cuồn phong xô dạt; toàn thân mục rỗng nhưng cây vẫn trường tồn …
Lớp phủ trên mặt đất: Đây là thành phần làm tăng vẻ thiên nhiên, vẻ đẹp và vẻ già cỗi của cây. Nếu lợp phủ là rêu và các loại cây thảo thì phải xanh tươi, mượt mà. Nếu là cát đá nghiền nhỏ thì cần có sự tương phản về màu sắc giữa lớp phủ, chậu, hoa và lá.

Trên đây chỉ là các tiêu chuẩn tham khảo khi tạo tác và thẩm định Bonsai. Trong thực tế, có Bonsai đẹp mà không hoàn toàn đúng theo các tiêu chuẩn này. Vì vậy cần có tiêu chuẩn “ nét riêng” trong thẩm định tác phẩm Bonsai. Tuy nhiên cần hiểu cái lạ trong tác phẩm nghệ thuật không đồng nghĩa với sự kinh dị quái đản.
Để xây dựng thang điểm đánh giá Bonsai theo các tiêu chuẩn đã được trình bày trên, tôi dựa vào các quan điểm cơ bản sau:
Đánh giá thấp các tiêu chuẩn dễ tìm, dễ tạo được, đánh giá cao các tiêu chuẩn khó tìm, khó tạo được hay đạt được do sự may mắn.
Không có điểm riêng cho tính cổ lão, tính thiên nhiên, tính hài hòa tổng thể vì nội dung các tiêu chuẩn vụ thể về gốc, thân, cành, lá, chậu và các tiêu chuẩn khác đã bao hàm đủ các ính chất này.
Các tác phẩm không được vướng vào các lỗi bị đánh giá là phạm luật như: “ phá thế”, cành “âm” cành “xương cá” cành”mượn”, gộp nhiều cành để thành một tán cành, cành thấp lại bố trí đâm thẳng vào mặt tiền, khỏang cách giữa ba cành chính (1,2,3) phạm lỗi đoạn trên dài hơn đoạn dưới. Nếu phạm các lỗi này thị bị từ toàn bộ điểm của phần thân hoặc phần cành.
Suy nghĩ khá lâu để viết về đề tài này, nhưng bản thân tôi vẫn còn thấy nhiều gút mắc chưa thể giải quyết trọn vẹn như:
Bộ rễ và nguyên tắt phải lan tỏa các hướng, nhưng nếu thiếu rễ hướng chính, tức là thiếu cái cơ bản, có nên trừ hết 5 điểm của tiêu chuẩn bộ rễ lan tỏa hay trừ nhiều hơn do không hợp lý với dáng cây.
Có trường hợp Bonsai được thiết kế cao gầy, mảnh mai nhưng vẫn mang một nét đẹp đặc trưng tao nhã, khi có tiêu chuẩn “ thân nhỏ từ gốc đến ngọn” sẽ được giải quyết thế nào? Có thể tính điểm của tiêu chuẩn “ nét riêng” cho nó hay không. Nếu có nét riêng thì giải quyết ra sao?
Bonsai là tác phẩm sống, thay đổi theo các mua trong năm và nếu trưng bày ở trạng thái trơ trụi lá cũng đem đến cho người xem cảm giác thú vị (cây mùa thu, mùa đông). Vậy ta sẽ tính điểm lá như thế nào trong trường hợp này?
Trên đây là chút đóng góp cho thú chơn Bonsai, còn có nhiều điều chưa biết hết, chân thành mong bạn đọc trao đổi, góp ý để cùng tạo dựng sân chơi Bonsai với những luật chơi minh bạch, thu hút người chơi ngày càng đông hơn. 


Theo hoatuoiviet

Trồng Lan Ngọc Điểm

0 nhận xét
Trước đây, cây Rhynchostylis gigantea đã được nói đến trong bài Ngọc Điểm của tác giả Bùi xuân Đáng, đăng vào tháng 8 năm 2007. Nhưng gần đây có rất nhiều câu hỏi về nguồn gốc và cách nuôi trồng cây lan này. Chúng tôi xin lượm lặt các tư liệu khác để cống hiến các bạn. Cây lan này mọc suốt từ Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Căm Bốt, Việt Nam, Trung Hoa, Borneo và Nam Dương. Tại Việt Nam cây lan Rhynchostylis gigantea mọc từ Bắc chí Nam. Những năm về trước, tại Biên hòa, Xuân Lộc cây Ngọc điểm vốn là giống lan thân thuộc.

Trước năm 1975 ngay tại Saigon vào dịp đầu năm, khách du xuân từ khúc vườn hoa Tao đàn qua đường Duy Tân, công viên Gia long tới đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Thảo Cầm Viên đều thấy mùi hoa Ngọc điểm ngào ngạt mùi trầm, mùi quế. Ngày nay thành phố mở mang, nhà cửa, xe cộ quá nhiều, khí thải lên cao, những cây lan quý đã biến dần may mắn lắm mới thấy một cây trên ngọn cây sao, cây dầu cao tít bên cạnh những ngôi nhà cao từng sừng sững. Cây Ngọc điểm đã bị người ta săn lùng khắp nơi hoặc nhập cảng từ các nước lân bang cho nên bây giờ chỗ nào cũng có, như một vườn lan ở Bình Dương (Vườn Lan của CTY TNHH PHONGLANVIET ) có tới hàng trăm cây đủ mầu sắc.

Rhynchostylis gigantea thường được gọi là Ngọc điểm đai châu (chuỗi hạt châu) mà người bình dân gọi trại là tai trâu hay đuôi chồn hay gọi là lan me (vì thường mọc trên cây me tại Saigon). Hơn nữa lại nở vào mùa Xuân cho nên có thêm tên gọi là Nghinh Xuân. Cây lan này thường có 5-8 lá dài từ 20-30 cm, rộng 4-7 cm, mầu xanh vàng có những sọc trắng và những chấm tím. Cây lớn và khỏe manh có thể ra tới 3-4 chùm hoa cong và dài từ 15 đến 30 cm, hoa to chừng 3 cm, mầu hồng nhạt có những chấm tím, hương thơm ngát và 2-3 tuần mới tàn. Thỉnh thoảng có những giống trắng tuyền hay đỏ thẫm.

Theo Kamemoto và Sagarik (1975) tại Bangkok, Thái Lan có cây Ngọc điểm với nhiều nhánh đã ra tới 30 chùm hoa. Ngoài ra cây lan ra hoa có nhiều mầu đỏ đã lai giống với một cây mầu đỏ khác đã tạo ra một giống đỏ tuyền. Những cây lan hoa mầu đỏ này, nếu mùa thu quá nóng, sẽ thành trở thành sắc đỏ có pha lẫn trắng.

CÁCH TRỒNG

• Ánh sáng từ 3000-4000 ánh nến, hay ánh nắng không trực tiếp chiếu vào, nếu để ra ngoài nắng có thể bị cháy lá.
• Cây cần phải để ở chỗ rộng rãi, thật thoáng gió.
• Nhiệt độ vào mùa hè ban ngày: 85-90°F hay 29-32°C và phải có sự cách biệt tối thiểu giữa ngày và đêm là 15°F hay 10°C, nếu không sẽ không ra hoa.
• Độ ẩm cần thiết từ 70-80%
• Mùa hè tưới nước 2-3 lần một ngày nếu trồng trên miếng gỗ. Nếu trồng trong chậu với vỏ cây hay than có thể tưới 2-3 lần một tuần nhưng phải để cho khô rễ giữa 2 lần tưới và không được để rễ cây bị úng nước trong chậu.
• Chỉ bón phân khi thấy bắt đầu mọc lá hay đầu rễ có mầu xanh. Bón hàng tuần với ½ hay ¼ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Phân bón có thể là 30-10-10 cho mùa xuân và mùa hè, đổi sang 10-20-30 vào cuối hè và thu, hoặc có thể dùng 20-20-20 quanh năm.
• Thời kỳ nghỉ ngơi thường vào mùa đông và rất quan trọng. Nếu không tôn trọng lan sẽ không ra hoa hoặc sẽ chết.
• Nhiệt độ mùa đông ban ngày cần từ 68-73°F hay 20-23°C
• Nhiệt độ ban đêm không được dưới 60°F hay 16°C
• Ẩm độ từ 50-60%, nếu quá thấp cần phun nước vào buổi sáng.
• Ngưng tưới nước hoặc tưới rất ít suốt mùa đông và cần phải để khô lá và rễ trước khi trời tối.
• Ngưng bón phân vào thời gian này.
Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu (disturb) hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong rỏ (basket) để phơi rễ ra ngoài. Nhưng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô ráo. Nếu trồng trong rỏ có thể bỏ thêm các miếng vỏ cây hoặc than cỡ lớn từ 4-5 cm trở lên. Một cách trồng khác là trồng trong chậu đất có nhiều lỗ. Muốn trồng cách này, hãy ngâm cây vào trong nước chừng 1 giờ, khi rễ đã mềm, bỏ vào trong chậu và xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược trở lại, rể sẽ bám vào chung quanh chậu.

Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Tăng giảm nhiệt độ khá khó khăn với những người chơi lan tài tử, nhưng đối với nhà vườn có đủ hệ thống điều hòa nhiệt độ thì việc này chẳng có gì khó.

Hè 08
Kim Lan
Nguồn Hoalanvietnam.org

Bonsai: CÁCH THAY ĐẤT

0 nhận xét

CÁCH THAY ĐẤT
Điều cơ bản nhất trước khi thay đất, thay chậu là không được tưới nước, cần để toàn bộ thật khô.
Dùng một đũa tre mỏng để xăm đất ở xát mép chậu để tách toàn bộ khối đất không cho dính vào thành chậu. Vì sau thời gian mọc, rễ bám chặt lấy nhau và áp sát dính với thành chậu. Nếu đưa cây ra mạnh, rễ bị thương tổn. Một tay nắm chặt phần gốc thân, một tay giữ mép chậu, nâng thẳng gốc cây ra khỏi chậu, hoặc lật ngược chậu để cây và bộ rễ nặng rời ra khỏi chậu (đỡ gốc thân và đáy chậu). Nếu bộ rễ còn dính lại với thành chậu, vướng không nâng cây lên được thì đặt chậu trên bàn, một tay nhấc cây, một tay dùng kéo cắt nhẹ các rễ bám vào chậu.
Đặt cây lên bàn, dùng que gỗ cứng, dài, xăm nơi khe các nhánh rễ lớn để đất vỡ rời khỏi bộ rễ. Cộng việc bắt đầu làm từ ngoài mép của khối đất, rồi lần lần tiến về phía trong. Gỡ các rễ quấn chằn chịt với nhau, bắt đầu từ mặt trên, dần về phía đáy sâu. Cố gắng không làm thương tổn rễ con.
Loại bỏ các đất cũ ở dưới gốc cây, làm lộ gần hết bộ rễ ra. Toàn bộ đất loại bỏ chiếm hết 70%.
Xén bớt các rễ đã gỡ tơi bằng một kéo sắc, tùy thao mức độ xum xuê và già cỗi của bộ rễ, đặc biệt phải loại bỏ các rễ đã bị hư hại, thối khô hay đã chết. Cần chú ý đến các rễ quá khoẻ, có thể cắt cho thật sắt một phần, không làm gãy, dập nát.
Kiểm tra chặt chẽ bộ rễ để nhặt bỏ đi hết các sâu bọ, trứng, ấu trùng, đồng thời loại ra các rễ cỏ, các loại hạt cây xa lạ.
Tỉa bớt cành lá cho tương xứng với hệ rễ đã được sửa sang.
Chọn một chậu khác dung tích lớn hơn và có hình dạng phù hợp với cây Bonsai trưởng thành. Đối với các loài cây yếu ớt như các loài cây lá kim ( thông, tùng, bách) thì nên dùng chậu không tráng men, để đất giữ được ẩm và không ấm nóng.
Dùng lưới kim loại đậy các lỗ thoát nước, luồn dây kẽm, đồng qua lỗ này chừa hai đầu dây ra ngoài thành chậu để buộc cây vào vi trí ổn định, không bị lung lay.
Rải một lớp đất thô, hạt to hay sỏi sạn vào đáy chậu, tiếp theo rãi một lớp đất có hạt trung bình cho kín khoảng chiều sâu của chậu.
Đặt cây vào chậu ở một vị trí đã chọn sẵn, phù hợp với chậu và bộ rễ, nếu cần thì sén bớt rễ cọc để cây hoàn toàn có bộ rễ gọn trong chậu (loại trừ cây Bonsai có rễ nổi thì phải rãi thêm một lớp đất mịn ở dưới bộ rễ) đổ đất mịn trung bình lên toàn bộ hệ rễ, lấp kín đến miệng chậu. Vừa cho đất vừa lèn nén để giữ cây đứng chắc theo một tư thế thích hợp. Phủ một lớp đất mịn mỏng lên trên cùng.
Cột chặc cây vào chậu bằng cách cuốn hai đầu dây kẽm đã có ở lỗ đáy chậu vòng quanh vào khối rễ. Dây cuốn không được lộ ra ngoài lớp đất mịn.
Lấp đất mịn dần dần hết cả mặt chậu (có thể hơi dày ở phần gốc), dùng đũa tre để xăm đất mới trải, để các hạt đất len lỏi vào giữa các khe của bộ rễ. Lắc và vỗ nhẹ vào thành chậu làm đất nén dần xuống không bị hổng ở dưới. Khi lấp dất dày khoảng 80% thể tích của chậu dùng ngón tay nén nhẹ trên mặt đất. Phủ một lớp đất mịn hạt lên trên cùng rồi dùng một cái bay nhỏ nén đất cho chặt và phẳng và hơi dóc vào phía trong để khi tưới nước, nước không cuốn trôi đất ra ngoài. Đây là lớp mặt "trang trí" trên đó có thể để nhẵn bằng cách dùng một cây chỗi nhỏ quét nhẹ trên mặt đất, hoặc phũ lớp rong rêu mỏng.
Đặt cây Bonsai đã thay đất vào nơi ít nắng (tránh nắng trực tiếp) và tưới nước đầy đủ bằng một bình phun có lỗ rất mịn.
Sau 2-4 tuần, rễ mới bắt đầu bén trên đất, và sau 3-6 tháng cắt và rút dây đồng ra, đem cây bày ra nơi đủ nắng và thoáng khí







Theo vuahoa( hoatuoiviet )

Bonsai: THAY CHẬU VÀ THAY ĐẤT

0 nhận xét
Vị trí cây trong chậu và sự hài hòa về kích thước của cây cũng có giá trị lớn để tăng vẻ đẹp của cây Bonsai, giữ cái thế ổn định và nâng cao tính thẩm mỹ cho người thưởng ngoạn. Cây phải thật cân xứng với chậu. Đối với cây đơn độc, nếu trồng trong chậu hình chữ nhật hay bầu dục, rộng và nông thì nên trồng cây hơi lệch sang một bên, cách mép chậu về phía bên trái hoặc bên phải khoảng 7/10, tùy theo các cành nhánh, tán cây. nếu trồng ở chậu tròn, vuông hay lục giác, thì trồng cây ở ngay chính giữa, trừ kiểu thác đổ, trồng cây ở gần mép chậu nơi thân cây cong xuống.
Với thân cây thẳng tán lá tròn đều thì trồng cây hơi lùi về phía sau, thân nghiêng về phía trước. Nếu tán cây lệch về một phía thì đặt cây nghiêng về phía dối diện ở khoảng 2/3 chiều dài của chậu.
Nếu thân cây nghiêng hay cong queo thì thân nghiêng về phía nào, sẽ đặt cây hơi lệch về phía đối diện và hơi nghiêng về phía trước.
Nếu cây có tán lá lớn lệch về một phía cũng trồng lệch ngược lại như trện
Nếu với Bonsai có nhiều thân từ một góc, thì dù chậu kiểu nào, cũng đặt ngay chính giữa. cây Bonsai mọc thành khóm hay bụi thì chủ đề chính vẫn ở giữa chậu, các phần phụ có thể rãi đều trên mặt, nhưng hơi nghiêng về phía trước.
Đối với nhóm cây hay rừng cây, thường số thân cây lẻ nên đặt cây hơi lệch về bên phặihoac bên trái trong chậu dạng bầu dục.
Trong nhóm có 3 cây căn bản với đường kính lớn nhất thì cây có thân lớn hơn cả là chủ thể được trồng ở vị trí thích hợp nhất lệch về một phía, cách 1/3 chiều dài cũng như 1/3 chiều rộng. Còn cây lớn thứ 2 là cây phụ được trồng gần với cây chính và gần mép hơn. cả hai cây này được trồng thẳng đứng. Cây thứ ba là cây hỗ tương được trồng hơi nghiêng 30 độ và cách không đề 2 cây kia, cả 3 làm thành một tam giác không đều nằm gọn trong một tứ giác giữa chậu. Các thân cây còn lại có kích thước nhỏ hơn thì tùy theo vị trí mà xếp đều đặn trên một chậu. Như thế theo quy tắc về phối cảnh có thể bố trí toàn bộ rừng cây lệch về một phía như sau :
Ba cây theo một tam giác lệch
Năm cây theo hình thức tam giác kép.
Bảy cây theo hình thức tam giác trong tứ giác
Chín cây theo hình thứ tam giác trong lục giác.
Nhiều cây khng6 theo một hình thức nhất định và nếu thiên về một phía thì trồng dày về phía đó.
Ngoài vị trí trồng cây trong chậu, kích thước của cây Bonsai cũng phải hài hòa với độ lớn của chậu. Điểm cần lưu ý là chiều cao của cây và bề rộng, dày của tán lá. Thông thường thân cây càng to thì chậu cần phải sâu, rộng. Cây có thân to, mập, nhưng thấp, chậu không cần sâu lắm, để gây ấn tượng mạnh về không gian và cự ly. thân cây mảnh mai đường kính nhỏ lại thích hợp với chậu nông miệng rộng, để không làm nặng đè thêm tổng thể. Bề sâu của chậu bằng hay hơi lớn hơn đường kính gốc cây Bonsai. Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của chậu và chiều dài của chậu lớn xấp xỉ bằng 2/3 chiều cao thân, cũng như bằng 2/3 chiều rộng của tán cây.
Chậu cây không chỉ có nhiệm vụ tôn hết vẻ đẹp của cây Bonsai, mà còn là nơi chứa chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Do đó chậu nhỏ nông chỉ để trồng các cây có tán nhỏ, bộ rễ rất ít phát triển, ngược lại cây có tán lớn, bộ rễ mạnh xum xuê thì cần chậu lớn sâu, vừa tạo thế cân bằng ổng định, vừa có đủ chất dinh dưỡng cho cây sống bình thường. Cây có tán lá càng rộng thì chậu phải có bề mặt lớn, cây có hệ rễ nổi, lan rộng thì cậhu phải sâu để rễ cọc bám chặt, phù trỡ cho rễ nổi ít vững chắc.


B. THAY CHẬU VÀ THAY ĐẤT
Tuy nhien, dù chậu có hình dạng ra sao cũng không thể dáp ứng nổi sự phát triển của cây Bonsai, vì số lượng đất trong chậu không đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Do đó cần phải thay chậu mới để nới rộng không gian dinh dưỡng cho cây càng ngày càng lớn, đòi hỏi nhu cầu sống cao. Chậu lúc đầu có thể phù hợp với cây, sau trở nên chật hẹp và hạn chế! Mặc dù trồng Bonsai, các ghệ nhân muốn kiềm hãm sự tăng trưởng của cây, nhung với số lượng đất quá ít đó, trong một thời gian dài, hệ rễ dày đặc, cuộn xoắn vào nhau thành 1 khối chiếm hết thể tích chậu. Không còn chỗ cho cac rễ sinh non ra nữa, và hết cả màu mỡ.
Công tác thay chậu mới, có kích thước lớn hơn, cũng đồng thời thay đất mới để cải thiện nhu cầu sống cho cây. Trong khi thay dất mới có thể tháo gỡ bộ rễ. làm cho rễ dễ thở hơn trong dất tơi xốp mới, cũng để loại bỏ các rễ già thối rữa hay chết khô do bị chèn ép. Bộ rễ thoáng hơn trong đất mới sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho cây ve 6` nguồn thức ăn, nước và không khí.
Lúc thay đất có thể bổ xung thêm phân bón, các chất dinh dưỡng cần thiết, vì sau một thời gian hàm lượng chất bổ trong đất bị rễ hút hết, đất bị chai sạn lại , kết dính thành khối cứng ngăn cản sự thông thoát cả về nước lẫn không khí.
Số lần thay đất và đổi chậu tùy thuộc vào từng loại cây và yêu cầu thẩm mỹ của người trồng. Tuy nhiên có thể nêu một số quy ước chugn như sau:
Cây Bonsai có rễ mọc khoẻ, chóng dài, hút nhiều nước thì nên thay mỗi năm một lần đất và tùy theo mứt độ tăng trưởng của bộ rễ, chậm hơn và hút nước ít hơn, thì cứ 3-5 năm mới thay đất một lần ( cây lá kim tăng trưởng chậm).
Những cây Bonsai có rễ lồi lên mặt đất, hay bám trên đá buông rễ xuống đất, thì nên thay đất mới thường xuyên.
Trong khi thay đất có thể thay chậu luôn, hay vài lần thay đát mới phải thay chậu (5-7 năm) tùy theo độ lớn của cây, bộ rễ và yêu cầu sống.
Mùa thay đất và thay chậu tốt nhất vào mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam) và đầu mùa xuân ( ở các tỉnh miền Bắc) nếu có hoa nở vào mùa xuân thì làm sớm hơn, lúc cây chớm có chồi nụ. Không bao giờ thay đất vào mùa lạnh hay mùa cây dang ngủ (trạng thái tiềm sinh, ngừng tăng trưởng). Tuy nhiên cần theo dõi từng cây cụ thể để thay đất cho thích hợp. Cây đã ở tuổi thành thực có sức chịu đựng cao khi bị thay đất, còn cây non hay vào tuổi già, cần chăm sóc kỹ trước và sau khi thay đất.
Cần chọn đất thích hợp với từng loại Bonsai để thay thế.
Đối với các laọi cây lá kim (thông, tùng, bách) thành phần dất bao gồm 70% đất thịt, và 30% đất pha cát.
Đối với các loại cây lá rộng, dùng 60% đất thịt, 30% đất cát pha, 10% lá mục nát.
Đất ở dáy chậu và ở mặt chậu cũng có tính chất cơ giớ khác nhau, đất đáy chậu có hạt thô hơn (đường kính 6-10 mm) còn đất mặt thì mịn hơn được ray qua các lỗ nhỏ hơn.

Theo vuahoa( hoatuoiviet )

Trồng và chăm sóc Bonsai

1 nhận xét
A. Chậu Trồng Bonsai
Theo đúng nghĩa, Bonsai là một cây trồng trong chậu thì chậu để trồng phải thật hài hòa với cây đem trồng. Mặc dù chậu mang một ý nghĩa chủ yếu về thẩm mỹ, nhưng chất lượng của nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sống của cây. Điều cơ bản nhất để đảm bảo cho cây sống được trong một không gian hạn chế, là chậu phải thoát nước tốt, không một gốc nào trong chậu được động nước vì rễ cây Bonsai hầu như chiếm gần hết thể tích của chậu, chỉ cần một phần của rễ cây bị úng nước, nó sẽ lan rất nhanh làm cho toàn bộ hệ rễ cây bị ảnh hưởng tiến tới thối, mủn và chết! Nếu phần đọng nước chỉ làm ảnh hưởng đến đất trồng không làm rễ ngập úng thì nó cũng làm biến dổi chất lượng đất, độ chua sẽ tăng cao và cây trồng cũng bị ảnh hưởng.
Chậu Bonsai thường rộng và nông, nên sự thoát nước thực hiện bằng một lỗ ở đáy. Tuy nhiên nếu trồng cây trong một chậu có chiều cao lớn hơn chiều rộng, cần có cả lỗ thoát nước ở bên, tỷ lệ giữa chậu và các lỗ thoát phải dảm bảo không dể ứ đọng nước lâu trong chậu. Nếu chậu chỉ làm bằng đất nung không tráng men, sự thoát nước dễ dàng qua toàn bộ bề mặt chậu nên không cần phải kiểm tra thật tỉ mỉ. Muốn cho lỗ thoát nước không làm rơi đất trồng có thể lót ở đáy những chất liệu dễ thấm nước (tro, trấu, đất cục) hoặc khi trồng thì trãi đất có hạt to o dưới, mịn dần ở trên, cây Bonsai sống chủ yếu nhờ lớp đất dày màu mỡ phía trên.
Sau khi có một cái chậu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì việc chon chậu cho thích hợp với cây trồng sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai, chậu phải phù hợp vừa với tầm vóc cây trồng lại phải có kiễu dáng, màu sắc để tôn thêm sự hấp dẫn của cây trồng trên đó. Đối với một cây trong giai đoạn uốn sửa hay mới trồng thì có thể dùng chậu tạm thời, nhưng bắt đầu có dáng dấp một cây Bonsai hay đang trên ý đồ uốn tỉa của nghệ nhân thì phải có một chậu phù hợp, từ đó cây Bonsai sẽ cùng với chậu trở thành một tác phẩm sống.
Hiện nay để trồng một cây Bonsai, thường dùng hai nhóm chậu là nhóm chậu Trung Quốc và nhóm chậu Nhật Bản, vì cả hai loại này đều có dáng đẹp với các nét trang trí mỹ thuật.
Chậu trồng Bonsai có hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục, hình vuông hay hình nhiều góc cạnh.
Mặc dù dáng độ sâu ra sao, chậu vẫn phải phù hợp với "cái thế", "tầm vóc" của cây, điều này tùy thuộc vào óc thẩm mỹ của mỗi nghệ nhân.
Chậu có đường nét thẳng thì phù hợp để trồng các cây có dáng thẳng đứng.
Chậu có đường cong phù hợp với cây có dáng nghiêng, cong.
Chậu càng sâu thì trồng những cây có thân càng to, ngược lại thân cây ngắn và dày chỉ cần những chậu không sâu lắm. Người mới chơi Bonsai thường chọn chậu sâu và tròn vì dễ trồng, nhưng các nghệ nhân thích chọn các chậu nông, vì chậu chỉ là cái giá tựa giản đơn cho cây không hạn chế tầm nhìn và tăng giá trị của cây. Thường chiều sâu của chậu chỉ bằng hoặc hơi dầy hơn đường kính gốc cây Bonsai.
Chậu có đường nét thanh thường để trồng những cây có thân vặn xoắn ít nhiều, để cho sự quan sát dễ dàng.
Chậu dạng bầu dục hay tròn để trồng các cây Bonsai đang trên con đường hoàn chỉnh, có thể quan sát ở mọi gốc độ, chiều cao của cây thường gấp sáu lần chiều sâu của chậu, như vậy chiều dài của chậu gần bằng 2/3 chiều cao của cây.
Hình dáng của chậu cũng phải phù hợp với sự phân bố và hình dạng chung của tán lá.
Chậu tròn hay bầu dục thích hợp với nhiều kiểu tán lá! Và cây Bonsai không có mặt trước hoặc sau rõ rệt.
Chậu có 4 cạnh sắc phù hợp với các tán lá hình tam giác.
Chậu hình trái xoan hoặc bầu dục phù hợp với các tán lá tròn.
Chậu rộng và nông thích hợp để trồng các Bonsai nhiều thân hay rừng cây. Cần chú ý một số kiểu rừng cây chỉ được thực hiện dơn giản trên một tảng đá dẹt, hơi lõm, không dùng đến một chậu thực sự ( hoặc trên một dĩa rộng, rất nông).
Chậu nhỏ và nông dùng cho các cây Bonsai có tán lá nhỏ và bộ rễ ít phát triển, ngược lại các thân cây có tán lá lớn, bộ rễ nổi lên xù xì cần có chậu lớn để tạo thế cân bằng cho tổng thể.
Chậu hẹp và sâu cũng để trồng cho cây có bộ rễ nổi cao và cách xa mặt chậu để đủ đất cho rễ cọc có chỗ bám, đỡ cho các rễ nổi
Chậu hẹp và sâu cũng để trồng các cây có tán lá rũ xuống (thế thác đổ); như thế mới giữ cân bằng cho cây và chịu được tán lá nghiên và nặng.
Nhìn chung trong cách bố trí tổng thể, chậu phải phù hợp hoàn toàn với " các thế" của Bonsai. Ở đây chỉ gợi ý một vài thế cơ bản.
Thế Bonsai thẳng đứng, chọn chậu hình chữ nhật hay bầu dục, với bề sâu sắp xỉ bằng đường kính thân cây và bề rộng tương ứng với bóng tán lá rũ xuống.
Thế Bonsai hơi nghiêng chọn chậu tròn, vuông, bầu dục hay hình chữ nhật có bề sâu gần bằng đường kính thân cây.
Thế Bonsai nghiêng, chọn chậu có cạnh thẳng đứng và hơi sâu, nếu có rễ nổi lên mặt đất chọn chậu hơi rộng một chút để có thế cân bằng và ổn định.
Thế Bonsai nữa thác đổ, chọn chậu vuông lục giác, hay tròn có miệng hẹp nhưng sâu.
Thế Bonsai thác đổ, chọn chậu hẹp và sâu
Thế Bonsai gió đùa, chọn chậu tròn hay vuông khá sâu, thường gấp 3-4 lần đường kính thân, và đường kính chậu lại hẹp để cân bằng thẩm mỹ và kiểu dáng.
Thế Bonsai văn nhân, chọn chậu tròn vuông, luc giác, loe miệng nhỏ hơi sâu, thường lón hơn đường kính thân cây một chút, như vậy nó phù hợp với dáng cao, mảnh mai của cây.
Thế Bonsai dáng chổi, chọn chậu nông rộng đứng.
Thế Bonsai hai thân chọn chậu hình bầu dục, nông
Thế Bonsai nhiều thân chọn chậu nông rộng.
Thế Bonsai lùm bụi , rừng cây chọn chậu rộng và rất nông hình tròn hay bầu dục.
Thế Bonsai bè gỗ, chọn chậu rộng và đất nông (như khay).
Thế Bonsai đá bám, nếu bộ rể vừa bám đá vừa bám đất thì chọn chậu hơi sâu, nếu bộ rễ chỉ bám đá thì chọn chậu rất nông (như khay) để tảng đá đó lên lớp cát mỏng hay sỏi nhỏ.
Ngoài hình dáng màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương, màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất..... và xu hướng của các nghệ nhân ưa dùng màu tối ( màu đục mờ) để tăng vẻ cổ xưa già cỗi của cây Bonsai. Do đó thường chọn màu nâu (giống màu của đất) màu xám (nhã nhặn, phù hợp với việc trưng bày trong nhà). Màu tím, đất đỏ (thổ chu) thích hợp cho các loại cây lá kim: Thông, tùng....Chậu trồng Bonsai có hoa thường có màu sắc dối nghịch với màu sắc của hoa, ví dụ như hoa trắng dùng chậu màu nhạt, vàng hay lục, nếu hoa màu đỏ nhạt chọn chậu màu xanh dương đậm hay nhạt, còn hoa vàng nhạt dùng chậu màu lục đậm. Nếu hoa, lá đổi màu đỏ vàng vào mùa thu (ở các tỉnh miền bắc), chọn chậu màu lục nhạt hay xanh dương đậm, cây có quả sặc sỡ dùng chậu màu tím đất.

đây là các dạng chậu cho bonsai


Theo vuahoa( hoatuoiviet )

Bonsai các phương pháp truyền giống

0 nhận xét
Vật liệu dùng thực hiện bon sai loại nhỏ và mini thì chủ yếu được chế tạo bằng những phương pháp nhân tạo.Ngoài việc gieo hạt và chọn cành, ta cũng phải vận dụng nhưng phương pháp truyền giống đặc biệt.

Gieo hạt: có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả. Hạt hột, cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 - 40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi . Nếu vỏ của hạt cứng
quá không hay thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 độ C. Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt. Trên mặt đất cần được phủ lá thông hoặc trấu để đất không bị xói khỉ tưới nước. Sau khi chồi non nhú lớn thì bỏ lớp lá
thông hoặc trấu. Ta có thể gieo hạt vào mùa thu hoặc vùi hạt trong đất ướt rồi chờ đến mùa xuân thì gieo. Hạt cây thích và cây du Nhật Bản thì có thể gieo ngay sau khi lấy được từ cây .

Giâm cành: Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây như du, đậu tía, dâu rừng, mộc qua có hoa thì có thể truyền giống bằng cách giâm rễ. Giâm cành, cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt cành. Cành cứng là cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá. Chồi non, nói chung sẽ dài từ 5 cm -15 cm. Phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới ,chỗ mặt bị cắt thì cần cắt gần chỗ có mấu (đốt)để rễ mới dễ trổ. Giâm cành mềm thì điều tối cần là phải cắt cành non mà cành đó đó một thân cứng cáp, trở thành gỗ và cắt vào mùa mưa, thường là tháng tư và tháng năm. Phần trên cùng của cành non nên giữ lại hai lá, còn đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau tăng trưởng. Cành mềm giâm xong thì cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp mặt lá. Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và nhặt hết côn trùng. Cành giâm phải được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi cắm.

Có một số cây không sống được bằng cách giâm cành nhưng lại sống được bằng giâm rễ. Nói chung, một rễ giâm thường dài 10 cm và ba phần tư của nó phải cắm xuống đất. Một rễ dài, mảnh có thể để cho nó bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Sau khi trồng, chồi non thường mọc ngay vết cắt đầu trên của rễ giâm. Nếu muốn chồi mọc ra hướng khác, ta cạo lớp vỏ phía ta muốn chồi mọc, chồi non sẽ nhú ra chỗ vết cạo đó.

Trồng cành giâm của một cành cây già là một phương pháp mới mẻ đối với bonsai. Để rút ngắn thời gian tạo hình một bonsai, những cành già được dùng như chồi non cho việc truyền giống. Những cành già, xoắn, có dáng đẹp khác nhau được chọn để thực hiện. Ngay khi thấy cành có khả năng sống sót, người ta tỉa sơ qua, và thế là nó có thể được đem trồng. Nếu một cành hoàng dương một năm tuổi sống được sau khi trồng. mười năm sau nó mới cao thêm được khỏang 1.5cm. Nếu kiếm được một cành hoàng dương như thế, ta có thể tạo dáng cho nó vào năm sau khi các rễ của nó mọc đầy đủ. Ngoài hoàng dương, cành giâm từ cây nhựa ruồi Trung Quốc, Hedge sageretia, du, đậu tía, hoa trà Fujian, hoa nhài có mũ và hoa nhài sao Trung Quốc có thể thực hiện phương pháp ghép cành. Phương pháp sau đây cần được áp dụng: cắt một cành già, dáng đẹp. Nếu cắt từ loại cây xanh quanh năm thì nên giữ lại một ít là. Chôn cành nghiêng một bên trong đất, chỉ để lú lên phần ngọn cú lá. Ta
có thể trồng những cành giâm như thế vào mùa xuân, hè và thu. Loại cây nào cũng cần được che nắng vào mưa hè và thường xuyên phun bụi nước cho lá, giữ bề mặt lá luôn ẩm.
Sau khi cành giâm như thế được trồng, một rễ mới sẽ nhú ra trong vòng một đến hai tháng.

Chiết cành trên không: nếu việc giâm một cành có dáng đẹp không sống được, ta cú thể dựng phương pháp chiết cành trên không. Trước hết, gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Nếu là cây thuộc họ thông, nhựa sẽ rỉ ra sau khi bị gọt vỏ. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm. Đây là sự can thiệp cần thiết để ngăn chặn những đường ống dẫn trong sợi vỏ khi chất dinh dưỡng tạo ra từ lá cây đi xuống, tuôn ra chỗ bị đứt, chúng sẽ tích tụ tại đó, giúp hàn nhanh những mụ bị thương và thúc cho một rễ mới chúng mọc. đến, phủ kín vết cắt bằng bùn, cho thêm hormone thực vật vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt
nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần. Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu.

Có nhiều cách chiết cành. Những cách chiết cành thông thường gồm có: chiết cạnh, chiết giâm, chiết gần (cũng gọi ghép áp), chiết cành non và chiết rễ chiết cạnh: phương pháp này thường được dùng để truyền giống thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản. Ta nên thực hiện việc chiết cành những loại cây đó với đầu mùa xuân, vì đó là lúc cây chưa đâm chồi nhưng là thời điểm sắp đâm chồi. Nếu ta chiết thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản thì nên chọn cây thông đen Nhật Bản họ thông Masson được hai đến ba năm tuổi nhưng có những chồi non và lỏ ở gốc ghép .

Một cành non từ một đến hai năm tuổi được Chọn làm mầm thì cần dài khoảng 10 cm. Khoản 10 cụm lá kia (cây thông) ở đỉnh cần giữ lại, những cụm khác thì cần loại bỏ. Ta cắt phía dưới chồi non này một đường chéo dài 2 cm ở một bên, một đường chéo 1/2 cm ở bên kia. Sau đó, rạch một đường xiên ở gốc ghép gần nơi tiếp giáp với đất. Vết rạch này phải ở một góc 30 độ với trục thẳng đứng với gốc ghép. Chiều sâu của đường rạch phải bằng một phần ba đến một nửa bề ngang của gốc ghép được dựng. Kế đến, ta cắm chồi non vào vết rạch chéo, bề mặt vết cắt dài hướng lên trên, đặt thẳng phần "cambnan" (nghĩa là lớp sợi vỏ có sự sống bên dưới vỏ cây) của chồi non khớp với gốc ghép, cột chúng lại bằng một lớp ny - lông. Khi thấy cành chiết (ghép cạnh) này sống được, ta chờ đến mùa đông thì cắt lấy cành khỏi gốc ghép.

Chiết giâm: phương pháp chiết giâm được áp dụng khi nhựa bắt đầu chảy nhưng cây không ra chồi non. Phương pháp này thường được áp dụng để truyền giống cây mận đào trường sinh, đậu tía. táo dại và cây sơ-ri có hoa Nhật Bản. Để chiết cành, gốc ghép cần được cắt bỏ khoảng 3 cm trên mặt đất. Phần thân trơn láng hơn thường được chọn, ta
rạch một đường khoảng 3 cm giữa phần gỗ và vỏ. Hai hoặc ba chồi cần được bảo dưỡng ở phía trên của mầm, đầu thấp ta gọt nhọn như mũi lao, cũng giống như cách ghép cạnh. Sau đó, ta áp mặt cắt dài vào phần cứng của gốc ghép nhưng nếu ta đặt chính xác phần "cambnan" của cành mầm và gốc ghép, việc chiết coi như thành công. Vỏ của gốc ghép cần được giữ liền lạc ở bên ngoài và cột chặt bằng một lớp ny- lông rồi ta nén đất cho chặt.

Chiết gân (ghép áp): kết hợp cành non với một gốc ghép trong khi cả hai đang phát triển bệnh thường bằng rộ của riêng chúng. Nhơ vậy cành chiết sẽ dễ sống hơn trong quá trình chiết vì cả cành và gốc ghép đều được sự hỗ trợ của rễ riờng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại cây ít khả năng sống còn. Đôi khi ta để ý thấy mẫu bonsai của ta thiếu một cành ở một vị trí nào đó mà đấy lại là nhược điểm trong một tác phẩm coi như. . . hoàn hảo. Việc ghép gần hay ghép áp được thực hiện để hoàn chỉnh dáng của cây. Trong quá trình việc ghép như vậy, trước hết phải chọn lựa vị trí nơi tiếp giáp của gốc
ghép và chồi rồi gọt chính xác nơi đó, cả chồi và gốc ghép khoảng một phần ba đến một nửa sau vào trong thân gỗ. Chiều dài của vùng giao nhau tùy theo chiều ngang của chồi , thường thì chính xác gấp bốn lần đường kính của chồi. Sau đó, áp hai phần gọt vào nhau, chính xác phần ta đó gọt, cột chặt chằng lại bằng nylông. Thường thường vết thương của chúng sẽ lành khoảng một tháng sau. Khi thấy chồi sống được, ta cắt chồi ở chỗ giao nhau, cũng gốc ghép thì cắt ở phía trên. Phương pháp ghép gần này có thể áp dụng chúng trong thời gian tăng trưởng của các loại cây.

Chiết canh non: nếu ta tìm được một thân cây cụt cổ dáng đẹp nhưng chưa hoàn chỉnh, ta có thể ghép những cành non đó tuyển chọn vào những cành có chồi non của thân cây cụt để có những hoa đẹp và quả to. Ví dụ như ta có thể chiết ghép một cành dâu dại non đang có quả và một thân cây dâu dại cụt đào ở nơi hoang dã, hoặc ta cũng có thể chiết những cây lai họ đỗ quyên vào cây khô họ đỗ quyên hoặc đỗ quyên tuyết . Để ghép như vậy, ta cắt bỏ phần dưới của cành non gốc ghép, gọt sạch, chẻ nó một đường thẳng chính giữa khoảng 1 cm. Kế đến, gọt hai nhát hai bên cành để ghép, tạo thành hình mũi lao ở phần dưới, cắm nó vào khe ta đó chẻ của cành non gốc ghép. Nếu gốc ghép to lớn lớn, có nhiều cành tỏa rộng, ta có thể ghép nhiều cành non một lúc. Sau cùng, ta cột chúng lại bằng ny- lông và dùng bao ny- lông che trên ngọn của những chồi non để giữ không cho lá bị khô.

Chiết Rễ: lấy rễ của một cây còn nhỏ gốc ghép rồi nối một cành nào vào nó là phương pháp chiết rễ thông thường, cũng có một cách chiết rễ nữa, nếu một cây thiếu một rễ lớn vỡ rễ chính tỏa ra nhiều rễ nhỏ ở mọi hướng, ta có thể áp dụng cách chiết nhiều rễ ở gốc và có thể chiết ở ngay cả một cành non có dáng đẹp phía phần dưới rồi trồng luôn nó trong đất Nhờ vậy ta có thề tự tạo rễ để kết cấu một cây trở nên hoàn mỹ


Theo trunghongmon ( hoatuoiviet )

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Tung Shady