7/08/2010

Vài gợi ý xem tuổi, ngày, giờ xây nhà

0 nhận xét
Xây nhà là một việc quan trọng của cuộc đời con người. Ông cha ta đã nói: "Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà" để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm nhà.
Nếu không am hiểu về thuật phong thuỷ hoặc tìm thầy không giỏi thì việc làm nhà sẽ gây ra những tổn hại ảnh hưởng đến số mệnh, do vi phạm những cấm kỵ của khoa phong thuỷ.
Xem hình
Việc chọn tuổi làm nhà là một việc hệ trọng, theo quan niệm của phong thuỷ, khi xây dựng nhà ở cần xét tuổi của chủ nhà. Không được làm nhà phạm vào các năm Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai.

Tránh các năm tam tai

- Các tuổi Thân, Tý, Thìn: Tam tai tại các năm: Dần, Mão, Thìn
- Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm: Thân, Dậu, Tuất
- Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại năm: Tị, Ngọ, Mùi
- Các tuổi Tị, Dậu, Sửu: Tam tai tại năm: Hợi, Tý, Sửu

Những năm phạm Kim Lâu
- Là những năm: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.

Có thể tính năm phạm Kim Lâu bằng cách lấy tuổi âm lịch, chia cho 9 được số dư bao nhiêu thì so sánh số dư ấy, nếu phạm vào 1, 3, 6, 8 thì phạm vào kim lâu.

Những năm phạm Hoang Ốc

Là những năm: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.
Xem hình
Khi đã chọn được vị trí tốt để xây nhà, thiết kế hướng và các yếu tố trong ngôi nhà phù hợp, thì công việc còn lại là xác định thời điểm xây nhà, tức là xác định yếu tố "Thiên Thời". Bởi việc chọn thời điểm xây nhà là vô cùng quan trọng.

Nếu việc lựa chọn thời điểm xây dựng, tức ngày, giờ, tháng năm tốt sẽ khiến cho Phong Thuỷ nhà ở đã tốt càng tốt hơn gấp bội, gia chủ sẽ nhanh chóng thịnh vượng, tài vận hanh thông. Ngược lại, việc chọn ngày, giờ, tháng năm xây nhà không tốt, nhất là vi phạm các cấm kỵ Phong Thuỷ thì làm giảm sự tốt đẹp của Phong Thuỷ ngôi nhà, gây suy bại và nhiều điều xấu cho gia đình.

Để lựa chọn thời điểm chúng ta vẫn xác định theo Bát Quái và sự suy vượng của Ngũ Hành. Cụ thể là xác định dựa vào quẻ hướng nhà.

Ví dụ: Nhà hướng Nam tức quẻ hướng là quẻ Ly, quẻ Ly thuộc Hoả, Hoả vượng vào mùa Hạ, tức là các tiết khí Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử. Sở dĩ cần xác định thời điểm xây dựng theo tiết khí vì sự phân định mùa được xác định theo tiết khí.

Sau đây là bảng tiết khí vượng cho từng Quẻ Hướng để quý vị tra cứu
Hướng nhà
Thuộc Quẻ
Tiết khí xây nhà được vượng khí
Tây Bắc
Càn
Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết
Tây
Đoài
Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ
Tây Nam
Khôn
Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử
Nam
Ly
Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử
Đông Nam
Tốn
Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn
Đông
Chấn
Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh
Đông Bắc
Cấn
Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thuỷ
Bắc
Khảm
Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn
Sau đó, trong mỗi tiết khí chọn ngày giờ tốt có Ngũ Hành hợp với bản mệnh và hướng nhà. Tóm lại, phải tuỳ từng trường hợp vận dụng cho linh hoạt.

Kết hợp với Phi Tinh của năm tháng cần xây dựng.

Dựa trên Lưu Niên Phi Tính của mỗi năm, Lưu Nguyệt Phi Tinh của mỗi tháng, tính toán sao cho thời điểm xây dựng có được các tinh chiếu đến sơn hướng nhà, như vậy sẽ đón được cát khí làm cho căn nhà tăng thếm tốt đẹp. Phải lưu ý sự sinh khắc của các Phi Tinh với Sơn Tinh và Hướng Tinh suy cần chọn Lưu Niên, Lưu Nguyệt Phi Tinh sao cho tiết bớt khí của Sơn TInh và Hướng Tinh.
Xem hình
Ngược lại, nếu Sơn Tinh hoặc Hướng Tinh đương vượng cần chọn Lưu Niên, Lưu Nguyệt Phi Tinh sao cho sinh trợ cho Sơn Tinh và Hướng Tinh.

Đặc biệt cần tránh Ngũ Hoàng Đại Sát, cụ thể là Lưu Niên Phi Tinh đến sơn hướng phải tránh Ngũa Hoàng, Lưu Nguyệt Phi Tinh đến sơn hướng cũng cần tránh Ngũ Hoàng. Nếu phạm phải sao này đến sơn hướng tất dẫn đến tai họa hao người, tốn của, hậu quả thật khôn lường.

Ngày giờ cần chọn ngày giờ tốt, hợp với bản mệnh chủ nhà, tránh ngày giờ phạm Không Vong hoặc xung sát với tuổi gia chủ.
+++++++++++++++
Theo uttungbonsai

Ban công đẹp - nâng cao vận khí

0 nhận xét
Tài vận của gia đình bạn đôi khi lại phụ thuộc vào góc ban công nhỏ bé. Theo Phong Thủy, những điều nào nên và không nên khi bố trí ban công, hãy cùng khám phá. 
Xem hình
Một chiếc ban công xinh xắn và được bố trí hợp với Phong Thủy không chỉ giúp cải thiện môi trường sống cho ngôi nhà mà còn giúp tránh được những điềm xấu, nâng cao vận khí cho gia chủ. Vậy theo Phong Thủy, những điều nào nên và không nên khi bố trí ban công, hãy cùng khám phá.

1. Những điều tối kỵ nên tránh

a. Bị chắn tầm nhìn

Điểm đầu tiên và quan trọng nhất là ban công nhà bạn nên mở ở những góc có tầm nhìn tốt, không bị che chắn, bên cạnh đó cần phải xác định hướng của mặt trời, những điều kiện bên ngoài nhà.

b. Có đường đâm thẳng vào nhà
Xem hình
Nếu như ban công nhìn ra phía trước có con đường đâm thẳng vào nhà, giống như cọp dữ phóng thẳng tới vồ, nên tránh mở ban công theo hướng này. Điều quan trọng hơn là trên con đường ấy, xe cộ lưu thông nhiều, ồn ào, bụi bặm không ngừng đổ vào nhà từ phía ban công sẽ làm đảo lộn trường khí yên bình của ngôi nhà, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần của mọi người.

c. Mở nơi có góc nhọn

Theo quan niệm Phong Thuỷ, ban công không nên đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà. Góc nhọn đâm thẳng vào ban công nhà với khoảng cách càng gần hoặc càng nhọn thì càng bất lợi cho vận khí của ngôi nhà.. Ngoài ra, ban công cũng không nên đối diện thẳng với cửa chính, nhà bếp và cửa phòng ăn.
Xem hình
Nếu ban công nhà bạn phạm phải một số điều kiêng kỵ trong phong thuỷ như trên mà không có cách cải sửa, bạn có thể dung rèm cửa, đặt bể cá cảnh hoặc trồng giàn hoa leo… như một chiếc bình phong để che chắn, hoá giải.

2. Cách nâng cao vận khí bằng ban công
a. Trồng nhiều cây xanh

Trở về với thiên nhiên là xu thế giúp con người lấy lại cân bằng tuyệt với nhất trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Có rất nhiều cách để tạo nên một không gian thiên nhiên cho ban công như: dùng cây xanh kết hợp với vật liệu ốp, dùng các tiểu cảnh nhỏ theo thể loại vườn khô, hay vườn khô kết hợp cùng tiểu cảnh nước, cây xanh nhỏ…
Xem hình
Khi dùng cây xanh trang trí cho ban công, nên lưu ý chọn những loại cây rễ nông có thể trồng được trong chậu và chú ý đến hệ thống thoát nước.

b. Các loài cây nên chọn

Các loại cây chọn trồng trên ban công nên có hình dáng to, sức sống khoẻ, lá dầy và đặc biệt phải luôn xanh tốt. Một số cây điển hình có thể kể đến như: Cây vạn niên, cây kim tiền, cây thiết thụ, cây cọ trúc, cây phát tài, cây diêu tiền… Nếu ban công của gia đình có nắng chiếu trực tiếp suốt ngày, khó giữ ẩm, bạn hãy chọn những loại cây chịu hạn tốt như sương rồng, bát tiên, hoa quỳnh, cây sống đời, sứ Thái, hoa chuối cảnh, hoa giấy…

c. Không nên trồng nhiều loài cây khác nhau

Ban công không nên trồng nhiều loại cây cao thấp, dạng lá khác nhau lố nhố không đẹp. Chỉ nên trồng 1-2 loại, cắt tỉa gọn gàng, không trồng cây có lá lớn, rậm rạp nơi ban công, sẽ làm che mất tầm nhìn và vẻ đẹp của ngôi nhà.
Theo VZone

Xử lý hướng cửa chính không thuận

0 nhận xét
Tôi sinh ngày 17/5/1970, mệnh Kim. Theo Ngũ hành hướng cửa chính nên là các hướng thuộc “Đông tứ trạch” nhưng hiện tại cửa chính của nhà lại nằm ở hướng  Tây là “Tây tứ trạch”, vậy xin hỏi có cách nào khắc phục mà không phải cải tạo lại nhà không, vì gia đình tôi chưa có điều kiện và hướng nhà hiện tại rất tiện.
Trả lời

Những thắc mắc của bạn cũng là những thắc mắc chung của nhiều gia chủ hiện nay do khi tiến hành khởi công không được xem xét kỹ lưỡng về phong thủy hoặc nguyên tắc chung trong xây dựng không cho phép thay đổi. Khi cửa chính nhà bạn không nằm ở hướng lành xét theo phong thủy, vẫn có những cách hóa giải, chúng tôi xin đưa ra 2 cách như sau:

Bạn sinh ngày 16 tháng 6 năm 1970  tức ngày  Ngày 13 tháng 5 năm 1970  Âm Lịch
Ngày Đinh Mão, tháng Nhâm Ngọ, Năm Canh TuấtBản Mệnh: Thoa Xuyến Kim
Mệnh trạch của bạn là Chấn

Bạn mở cửa hướng Tây nằm vào Tuyệt mệnh (rất xấu)
Xem hình
Cách thứ nhất: Bỏ hệ cửa cũ làm lại một hệ khung cửa mới, cửa này phải nằm ở hướng lành theo trạch mệnh của gia chủ, trong trường hợp của bạn nên bố trí cửa chính ở hướng Đông tứ.

- Nếu xoay lại cửa chính theo hướng Nam thì bếp hướng Đông Nam, Bắc, Đông đều tốt nhưng bếp hướng Đông Nam là tốt nhất.

- Nếu xoay lại cửa chính theo hướng Bắc thì bếp hướng Đông Nam hoặc Nam là đại cát, đại lợi nhưng Bếp hướng Đông Nam là tốt nhất.

Cách thứ 2: Giải hung táo pháp, có nghĩa là dùng bếp để tì hoà với cửa chính, nhưng cách này không được toàn vẹn vì bếp và cửa chính tì hoà nhưng với gia chủ vẫn không được toàn vẹn và về lâu dài ắt sẽ có những điều không như ý.

Để hóa giải bạn có thể xoay hướng bếp đun theo hướng Đông Bắc.
KTS. Lưu Giang Nam
Công ty CP kiến trúc & nội thất Địa Lâm

Thú chơi địa lan của người Hà Thành

0 nhận xét
Chạy xe hàng trăm cây số để mua một nhành lan, ngẩn ngơ cả tháng trời khi một chậu lan chết, có người còn nghỉ hưu sớm để toàn tâm toàn ý với lan…
Đó là những câu chuyện vui được các thành viên hội địa lan Thăng Long kể cho nhau nghe mỗi lần gặp mặt. Thành lập vào tháng 6 năm 2009, đến nay, hội có 30 thành viên. Họ lấy ngày chủ nhật, tuần thứ hai của tháng để gặp gỡ, đàm đạo và trao đổi kinh nghiệm trồng lan.

Ngày xưa có câu “vua chơi lan, quan chơi trà” để chỉ hoa lan là loài hoa cao quý, chỉ dành riêng cho các bậc đế vương. Đến ngày nay, hoa lan vẫn được xem là nữ hoàng của các loài hoa, nhưng người thưởng thức nó đa dạng hơn, từ người già đến người trẻ, từ người giàu cho đến kẻ nghèo.

Bắt đầu từ việc “hầu” các cụ trồng lan, anh Nguyễn Xuân Thủy (hội trưởng hội địa lan Thăng Long) đã đem lòng “say” lan. Yêu đấy nhưng không được các cụ cho nhánh để trồng, không được dậy cách chăm lan, cậu bé Thủy khi ấy mày mò học lỏm, ấp ủ mong ước có một vườn lan. Khi cuộc sống khá hơn, đang công tác ở xí nghiệp xây lắp điện, anh xin về hưu non để toàn tâm toàn ý với những giỏ lan rừng. Anh tâm sự: “Trước đây biết được trên thị trường có hai chậu lan quý, tiền trong nhà không có nên tôi đã phải bán cả một chỉ vàng của vợ để mua hai giỏ lan ấy về”.
Xem hình
Anh Cường chăm sóc vườn hoa. Ảnh: Hoàng Thùy
Anh Đinh Ngọc Phát (Giảng Võ) thì có duyên với lan từ khi xin được một nhánh lan rừng của bố đang định đi tặng. Anh chăm sóc nó hàng ngày, ngồi ngẩn ngơ ngắm. Có lần đến nhà bạn, thấy giống lan mới, hỏi mua bạn không bán, xin không cho, vậy là anh lập kế hoạch “ăn trộm”. Anh cười: “Mình trộm nhưng cũng trộm có tâm lắm, dùng dao tách cẩn thận lấy một nhánh, không ảnh hưởng đến cả cây. Mình đem về trồng, cho hoa rất đẹp và đều”.

Đến với lan như một duyên phận, cụ Lê Bá Thừa (cán bộ viện chiến lược, Bộ Quốc phòng) nay lấy việc chăm lan, tưới lan, thưởng lan làm thú vui tuổi già. Cụ kể: Ngày ấy, sức khỏe không tốt, cụ phải dùng máy trợ tim thường xuyên. Đến khi có người bạn tặng cho giỏ lan rừng, ngày ngày chăm sóc và ngắm hoa, cụ đã không cần đến máy trợ tim nữa.

Chơi lan tưởng dễ hóa ra lại vô cùng kén người. Anh Thủy (trưởng hội lan Thăng Long) cười nói: “Giới thiệu lan với những người không biết thưởng thức còn khó hơn chăm sóc chúng. Nhất là với địa lan, một loài hoa cần sự tinh tế mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của nó”.

Theo anh, người chơi địa lan trước hết cần có kiến thức thực sự về địa lan để tránh mua nhầm những cây lan không đẹp, những cây đang bị bệnh hoặc những cây không hợp điều kiện nuôi trồng. Những giống cây quý chỉ cần mua ít thân làm giống, mua đúng chỗ, đúng cây, đúng thời điểm.

Với những người chơi lan, việc trao đổi giống mới với nhau là việc làm thường xuyên. Khi chậu lan quý đã trưởng thành, họ sẽ tách ra một vài thân để đổi lấy giống lan quý khác. Điều này vô cùng quan trọng trong việc chơi và sưu tầm địa lan, bởi có những người không bao giờ bán giống địa lan quý của mình mà chỉ dành để tặng, biếu những người bạn tâm giao.
Xem hình
Khách xem hoa lan ở Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Hoàng Thùy
Bác Đoàn Bá Quy, một thành viên của hội địa lan Thăng Long cho biết: "Chơi lan cần nhất là nhẫn nại. Đôi khi người chơi lan mua và trồng một cây lan chỉ từ một thân già trụi lá, không rễ. Phải mất vài năm để cây có thể ra hoa, mất tiếp 2-3 năm nữa để thẩm định chất lượng thực sự của chậu lan".

“Có những cây lan tôi trồng đến 6 năm mới cho hoa. Sốt ruột lắm vì ngày nào cũng chăm sóc, mà tới 6 năm mới được nhìn thấy thành quả”, bác cười.

Địa lan không nở hoa quanh năm, chỉ khoe sắc vào thời điểm trước và sau Tết một tháng. Vì vậy, suốt những tháng còn lại người chơi lan chơi lá. Không phải loài nào cũng có hương và được ưa chuộng. Một số loại có sắc đẹp nhưng không có hương; một số khác có hương, nhưng hoa ngắn thấp lẫn vào lá, hoặc một số loại lá lại quá to, thân cây thô cứng…

Các loại lan quý hiếm phải có hương, hoa phải cao vượt trên lá, hoa to, lâu tàn, hương lan xa; lá nhỏ, ngắn và mềm mại; giò hoa vươn lên uyển chuyển, thanh cao, đặc biệt là phải nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Một số địa lan được ưa chuộng như: Đại Hoàng, Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Thanh Lan, Mặc Lan, Cầm Tố, Hoàng Điểm, Ngân Biên, Bạch Ngọc, Trần Mộng…

Những người chơi say lan đến mức, nghe thấy ở đâu có loài quý, mới lạ là tìm đến ngay. Anh Thủy cho biết, các thành viên của hội thường thuê xe cùng nhau đi các vùng núi ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn. Đi công tác hay du lịch ở đâu cũng hỏi thăm xem có vườn lan không để đến chơi. “Bác Quy tuổi đã cao rồi mà nghe ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên…có lan là một mình đi xe máy đến, lúc mua về rồi thì vui sướng gọi anh em đến cùng thưởng thức”, anh kể.

Trồng lan cũng là một nghệ thuật. Đất là loại đất sú (loại nằm dưới sâu), phơi nắng cho vi khuẩn chết hết, sau khoảng một năm mới đem trồng hoa. Khi trồng không để dí đất, úng nước hoặc bị sâu rệp, lan sẽ còi cọc không phát triển được hoặc bị phá hủy. Tốt nhất nên cho một lớp vỏ ốc ở dưới, đặt lan nhẹ nhàng, với các lá theo hướng đã định. Đất càng nhẹ, làm càng kỹ càng tốt.

Chơi lan thú nhất là lúc được thưởng hoa. Vì thế, những ngày giáp Tết, các hội viên lại bắt đầu một mùa bận bịu. Khi có hoa nở họ lại tụ họp, trà quý, rượu ngon, rồi cùng bình phẩm, nhận xét, so sánh các loài hoa. Anh Nguyễn Văn Cường chia sẻ: “Có khi đang bận việc, có điện thoại gọi đi ngắm hoa là bỏ đấy đi ngay. Nhiều lần nhỡ việc, vợ phàn nàn, nhưng biết làm thế nào được. Hoa không phải lúc nào cũng nở, có những loài chờ mấy năm mới được ngắm. Nếu mình không đi là mất cơ hội thưởng hoa ngay”.

“Những ngày đầu vợ bực mình vì chồng cứ ngẩn ngơ bên những giỏ lan, đã xúi con ra…tè vào giỏ lan của bố. Nhưng đến giờ cô ấy còn mê hơn cả chồng, có hôm còn đi họp hội thay tôi nữa”, anh Phát cười nói.

Hoàng Thùy

+++++++++++++++
Theo uttungbonsai

Hoa tulip giữa nắng xuân Sài Gòn

0 nhận xét
Hội hoa xuân tại công viên Tao Đàn (TP HCM) năm nay gây ấn tượng bởi sự xuất hiện của tulip, được xem là quốc hoa của Hà Lan. Hình ảnh do bạn Giang Vỹ Hùng chia sẻ.
Xem hình
Hoa tulip đã xuất hiện giữa Sài Gòn, giữa nắng xuân ấm áp.
Xem hình
Những bông hoa tinh khiết.
Xem hình
Nhụy hoa.
Xem hình
Xem hình
Xem hình
Du khách đến thưởng lãm hoa đều không thể nào bỏ qua khu vườn hoa tulip đầy màu sắc và thơ mộng này.  
Xem hình
Xem hình
Hương thơm thoảng thoảng bay theo gió xuân. 
Xem hình
Thật tuyệt vời khi ngắm nhìn cả vườn hoa đủ mọi sắc màu.
Xem hình
Vườn hoa đẹp tạo ấn tượng với người xem.

+++++++++++++++
Theo uttungbonsai

Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang

0 nhận xét
Nghệ thuật kiểng cổ Tiền Giang
Xuất phát điểm của nghệ thuật kiểng cổ chính là thú chơi tao nhã vào thời gian nhàn rỗi của con người. Song, trong giai đoạn hình thành và phát triển nghệ thuật kiểng cổ đã vượt lên nhu cầu tiêu khiển, giải trí của cá nhân trở thành một loại hình văn hóa dân gian, phản ánh nhận thức thẩm mỹ và nhân sinh quan của con người đương thời. Thông qua cách chọn giống cây để tạo tác và đặt tên cho những dáng thế khác nhau, các nghệ nhân đã làm cho gốc kiểng vô tri trở thành những tạo vật có tính biểu tượng, tính triết lý và tính giáo dục sâu sắc.
I- TẠI SAO GỌI LÀ KIỂNG CỔ
Những nghệ nhân cao tuổi và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở Tiền Giang cho rằng: trước thập niên 80 không ai gọi là kiểng cổ, mà chỉ gọi đơn giản là kiểng. Từ kiểng cổ chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây, khi mà cây kiểng Nam bộ bắt đầu trở thành một loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường. Một cây được gọi là kiểng phải đạt 2 yếu tố: thiên tạo và nhân tạo, trong đó yếu tố nhân tạo là chủ yếu. Thiên tạo bao gồm các đặc điểm tự nhiên của cây, như: bộ cội rễ, thân, cành, hoa và lá. Nhân tạo là sự tác động của con người bằng nhiều biện pháp khác nhau để cải biến các đặc điểm tự nhiên của cây theo ý muốn.
Uốn tỉa cây tự nhiên thành các dáng thế và đặt cho chúng những tên gọi hàm chứa ý nghĩa chính là quá trình sáng tạo nghệ thuật của các nghệ nhân. Do vậy, cây cảnh (như cách gọi của nhiều người hiện nay) hoàn toàn khác cây kiểng. Thí dụ: cây Thiên Tuế phải gọi là cây cảnh vì vẻ đẹp của nó là ở những đặc điểm vốn có của cây; còn cây Mai Chiếu thủy thế Mẫu tử lưỡng diện phải gọi là cây kiểng, vì có sự tạo tác của con người theo một qui trình kỹ thuật nhất định.
Với những nhà kinh doanh hoa kiểng ở Tiền Giang thì kiểng cổ dùng để chỉ các cây kiểng của Nam bộ được tạo dáng theo phương pháp truyền thống. Theo họ, từ cổ đi kèm theo từ kiểng không hàm ý chỉ tuổi thọ của cây; bởi vì có những cây kiểng mới chỉ 5-7 năm vẫn được gọi là kiểng cổ. Từ kiểng cổ còn được sử dụng để phân biệt với bonsai (một loại kiểng thu nhỏ, trồng trong khay hoặc chậu) và các loại cây cảnh du nhập từ nước ngoài, xuất hiện khá nhiều ở các cơ sở kinh doanh hoa kiểng hiện nay.
Kiểng cổ là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng và độc đáo ở Tiền Giang. Nói là đặc trưng, vì so với các tỉnh lân cận trong khu vực, số lượng nghệ nhân chơi kiểng cổ và số lượng các sân kiểng, vườn kiểng rất nhiều; thậm chí nhiều gia đình không khá giả hay giàu có, vẫn đặt vài ba chậu kiểng chưng bày trên sân nhà. Nói là độc đáo, vì nơi đây đã hình thành hai trường phái nghệ thuật kiểng cổ ở Nam bộ. Phía Đông Tiền Giang, tiêu biểu là vùng Gò Công với trường phái kiểng cổ lưỡng diện. Phía Tây Tiền Giang, tiêu biểu là vùng Ba Dừa với trường phái kiểng cổ tứ diện.
2- TRƯỜNG PHÁI KIỂNG CỔ LƯỠNG DIỆN
Lưỡng diện là loại kiểng nhìn được ở hai mặt: trước và sau của cây kiểng. Kiểng cổ lưỡng diện được nghệ nhân sáng tạo trên cơ sở nhân sinh quan của xã hội đương thời. Cho nên, việc giải thích các dáng thế khác nhau của các cây kiểng cổ phản ánh tư tưởng, nhận thức, tình cảm chủ quan của nghệ nhân. Và điều đó đã tạo cho nghệ thuật kiểng cổ lưỡng diện có tính triết lý, tính giáo dục sâu sắc, tiêu biểu ở hai cây kiểng Tam tòng tứ đức và Tam cương ngũ thường.
2.1- Cây kiểng Tam cang ngũ thường
Theo các nghệ nhân vùng Gò Công thì nghệ thuật kiểng cổ phản ánh nhân sinh quan của người xưa là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Muốn vươn đến khát vọng đó, người đàn ông phải đạt những chuẩn mực nhất định nhằm khẳng định giá trị của mình. Cây kiểng cổ Tam cang ngũ thường ra đời trên cơ sở đó. Ngoài ra, đối với nghệ nhân Gò Công, cây kiểng nầy còn là biểu tượng cho tài năng và phẩm chất của vua Tự Đức (1847 – 1883) – vị vua học rộng, có tài làm thơ và rất hiếu thảo với mẹ.
2.2- Cây kiểng Tam tòng tứ đức
Nếu như cây kiểng lưỡng diện Tam cang ngũ thường được người dân xứ Gò xem là biểu tượng nhân cách của vua Tự Đức, thì cây kiểng Tam tòng tứ đức là biểu hiện phẩm hạnh của bà Từ Dũ (1810 – 1901). Bà được tiến vào cung vua từ năm 14 tuổi cho đến lúc tạ thế (93 tuổi) vẫn giữ vững cốt cách của bậc mẫu  nghi thiên hạ, là tấm gương sáng của giới nữ trong việc nuôi dạy con cái.
Theo nghiên cứu của ông Phạm Quang Đức (Phó chủ nhiệm Hội hoa kiểng ở thị xã Gò Công) thì chủ thể sáng tạo ra hai cây kiểng này chính là những nho sĩ xứ Gò; để bày tỏ lòng kính trọng với thái hậu Từ Dũ – người trọn đạo tam tòng tứ đức và tôn vinh vua Tự Đức – người trọn đạo tam cương ngũ thường. Bởi vì, xuất thân và phẩm hạnh của hai người là niềm tự hào của nhân dân Gò Công. Tuy xuất phát từ quan niệm Nho giáo về giá trị con người, song việc các nghệ nhân Gò Công sáng tạo ra hai cây kiểng lưỡng diện Tam tòng tứ đức và Tam cang ngũ thường là sự đóng góp rất lớn vào kho tàng nghệ thuật dân gian địa phương.
3) TRƯỜNG PHÁI KIỂNG CỔ TỨ DIỆN
Nếu như cây kiểng lưỡng diện chỉ quan sát được ở hai mặt, thì với cây kiểng tứ diện người ta có thể nhìn ngắm trong không gian 3 chiều. Người ta có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào (chung quanh cây) cũng thấy được dáng vẻ đẹp của cây kiểng cổ. Khởi đầu, nghệ nhân chỉ kéo các chi sao cho đều đặn, cân đối, hài hòa cả 4 mặt. Các chi thường được kéo thành hai tàn: tàn hướng lên trên gọi là Nghinh sương, tàn hướng xuống dưới gọi là Chiếu thủy. Do vậy mà trường phái nầy còn được gọi là Sơn thủy tứ diện. Dần về sau, các thế hệ nghệ nhân tiếp nối của trường phái tứ diện đã cải tiến kỹ thuật kéo mỗi chi thành 3 tàn (ở giữa 2 tàn Nghinh sương và Chiếu thủy nghệ nhân kéo thêm một tàn nữa gọi là Trung bình); đồng thời dưỡng các nhánh phụ của mỗi tàn cho xum xuê và cắt tỉa thành các tai lớn. Sự cải tiến nầy đã cho ra một kiểu cổ mới, gọi là Sơn thủy tứ diện tai hiện rất phổ biến ở Nam bộ.
Trải qua hai cuộc chiến tranh chống xâm lược, nghệ thuật kiểng cổ ở Tiền Giang cũng lắm thăng trầm. Bom đạn tàn phá ruộng vườn, nhà cửa bị tiêu hủy, đời sống gặp nhiều khó khăn, truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng bị đứt đoạn… nhưng các nghệ nhân vẫn cố gắng bảo quản tốt những gốc kiểng lâu đời trên sân nhà; thậm chí không ít gia đình đã xem các gốc kiểng cổ như là vật gia bảo, ra sức chăm sóc, gìn giữ. Từ khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, giao lưu kinh tế và văn hóa ngày càng mở rộng, cây kiểng cổ trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Cho là đặc biệt vì giá trị hiện kim của nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người mua – người bán, không có mức định chuẩn về giá cả như các loại hàng hóa khác. Nhiều nghệ nhân chơi kiểng do nhu cầu đời sống đã bán đi các gốc kiểng quí của gia đình. Do vậy, những gốc kiểng cổ có giá trị lịch sử và nghệ thuật ngày càng thưa vắng trên các sân kiểng; nhất là những cặp kiểng cổ xuất hiện trong giai đoạn đầu của hai trường phái. Nếu không kịp thời nghiên cứu, sưu tầm và có giải pháp bảo tồn hữu hiệu, thiết nghĩ chỉ một thời gian không xa, sẽ không còn gì để chứng minh về quá trình hình thành và phát triển của một loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ở Tiền Giang nói riêng và Nam bộ nói chung.
+++++++++++++++
Theo uttungbonsai

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Tung Shady