2/27/2010

Khử trùng & Diệt bệnh cho Lan

4 nhận xét
KHỬ TRÙNG

Tại sao ta phải khử trùng và trong trong trường hợp nào?

Trường hợp thông thường nhất là dùng kéo để cắt lá hoặc dùng dao để xẻ lan ra thành nhiều nhánh.

Trước khi cắt, ta cần phải khử trùng chiếc kéo hay con dao vì đây là nguồn bệnh đi từ cây này sang cây khác. Vì vậy mỗi khi cắt hay xẻ cho cây khác, trước hết ta cần phải khử trùng cho dao, kéo.

Cách bảo đảm nhất là hơ dao, kéo trên lửa khoảng một phút. Có thể dùng lửa ở bếp gas hay bằng chiếc đèn xì bằng gas. Trước khi hơ nóng dao, kéo cần phải chùi sạch nhựa cây hay những sơ hay mảnh vụn bám vào dao, kéo.

Có người dùng lưỡi lam cạo râu mới cho mỗi lần cắt xong rồi vất bỏ.

Có người dùng thuốc tẩy Chlorox (Eau de javel) 50% để lau dao, kéo nhưng cách này làm cho dao kéo chóng bị rỉ xét.

Cắt xẻ xong rồi chúng ta cần phải khử trùng ở vết cắt tránh cho vi trùng hay nấm xâm nhập vào cây lan.

Trên thị trường có rất nhiều thứ thuốc khử trùng, xin liệt kê một vài thứ thông dụng nhất:

Khử trùng & Diệt bệnhCinnamon Powder Bột Quế

Nhiều người nói rằng bột quế rất tốt cho việc khử trùng, khử nấm cho những cây lan khỏi bị bệnh. Nhưng cũng có người nói rằng bột quế chẳng có công hiệu chút nào cả.

Có nhiểu điều cần phải xem xét lại, thực sự bột quế chỉ dùng để khử trùng, khử nấm khi cắt cây hay cắt lá hay cây có một vài đốm nhỏ. Khi đó cây phải hơi ướt để bột quế dính vào vết cắt. Không nên rắc bột quế vào chậu vì có thể làm chết cây.

Phần khác, có nhiều thứ quế: thứ cay nồng, thứ chỉ hơi cay. Hơn nữa nếu để quá lâu, bột quế đã mất hết mùi, không còn công hiệu nữa

Nhưng bột quế không thể dùng như là một thứ thuốc để chữa cây bị bệnh do vi trùng hay do nấm mà phải dùng thuốc mạnh hơn như Daconil, Benomyl v.v... Ngay cả những thứ thuốc này khi đã pha với nước, 2 tuần lễ sau hiệu quả cũng đã giảm bớt.

Khử trùng & Diệt bệnhHydrogen Peroxide (H202)

Thứ nước sủi bọt này không mùi vị và cũng không có mầu sắc là một chất cường toan (acid) lỏng. Ngoài công dụng để tẩy sạch còn có tính cách sát trùng thường được bán với nồng độ 3% với 97% nước lã để súc miệng, hoặc 30-35% dùng để khử trùng.

Chúng ta có thể pha 60 ml thứ 3% và 60 gr đường cát với 1 lít nước để phun vào cây. Nhưng nếu muốn sát trùng cho dao kéo cần nhúng vào chất 30-35% trong vòng 1-2 phút.

Khử trùng & Diệt bệnhChlorine Thuốc tẩy

Chorine, tên thương mại là Clorox, một hóa chất với dùng để diệt trùng trong nước uống, tẩy trắng giấy, vải hay dùng để giết sâu bọ và nhiều công dụng khác nữa. Người ta thường dùng Chlorox 30-50 % để sát trùng các vết cắt trên lá hay trên thân cây lan. Ngoài ra khi thay chậu nên dùng 20% chlorox ngâm các chậu cũ hay chậu mới qua đêm để diệt trừ mầm bệnh. Nên nhớ Chlorox rất dễ bay hơi, cho nên khi dùng xong nên đậy nút cho kín. Nếu đã pha với nước chỉ có công hiệu trong vòng một tuần lễ.

Khử trùng & Diệt bệnhSulfur Diêm Sinh

Từ 3000 năm trước người ta đã biết Sulfur hay là diêm sinh hay Lưu hoàng để diệt trùng và diệt nấm. Diêm sinh được tán ra thành bột nhỏ hay trộn chất dính khác hay pha với nước để diệt trừ các bệnh nấm trên lá lan. Lưu ý là nếu nhiệt độ trên 90F hay 32 C không nên phun thuốc có Diêm sinh. Ngoài ra không nên pha trộn diêm sinh với các thuốc diệt trùng khác vì sẽ gây ra phản ứng hóa học.

Physan 20

Khi cắt lá hay thân cây lan nên phun nước có pha Physan 20 với liều lượng 1 thìa súp cho 4 lít nước.

Diệt Bệnh

Xin lưu ý trên đây chỉ là những chất để diệt trùng cho các vết cắt trên cây lan. Nếu cây lan đã bị vi trùng xâm nhập muốn chữa trị phải dùng những thứ thuốc khác mới có hiệu quả.

Muốn diệt bệnh có 2 phương cách: Phòng Ngừa và Chữa bệnh.

Muốn phòng ngừa chúng ta phải gìn giữ cho cây được:
• Thoáng gió không nên để cây vào chỗ kín gió, cây phải để xa, đừng để lá chạm vào nhau.
• Không nóng quá và không lạnh quá.
• Độ ẩm phải trên 40% và không quá 80%
• Không nên tưới nước vào những ngày lạnh dưới 55°F hay 13°C mà không có nắng.
• Không nên tưới quá thường xuyên mà phải đợi cho vật liệu trồng lan gần khô rồi mới tưới.
• Không nên ngâm nhiều cây cùng trong một chậu nước.
• Nếu thấy có dấu hiệu bị bệnh nên tìm cách chữa ngay.
• Phun thuốc diệt trùng mỗi tháng 1 lần, diệt nấm vào khi trời lạnh mà lại ẩm ướt hay khi có dấu hiệu.

Lan thường hay bị 4 chứng bệnh: Thối lá (bacterial leaf rot) Thối rễ (bacterial root rot) và Thối ngọn (Crown rot). Nấm (fungus)

Khử trùng & Diệt bệnhThối lá

Khi lá bị thối, thường có dấu hiệu một vết có thể là đậm hay nhạt hơn mầu của lá cây. Lá cây chỗ đó thường mềm nhũn, có mùi và có thể loang to ra. Lấy dao hay kéo sắc tốt hơn cả là lấy lưỡi lam cắt bỏ lui vào phía trong chỗ thối chừng 2 phân hay cắt bỏ hẳn chiếc lá. Dao hay kéo cần phải khử trùng trước và sau khi cắt để đề phòng bệnh lây lan sang cây khác. Vết cắt cần được khử trùng như đã nói ở trên. Sau đó để cây ở chỗ thoáng gió và phun thuốc Physan 20. Pha 1 thìa súp với 4 lít nước.

Thối ngọn

Bệnh thối ngọn cũng giống như thối lá nhưng ở mức độ rộng lớn hơn và trầm trọng hơn. Ngọn cây cần phải cắt bỏ giống như bệnh thối lá. Vào mùa Xuân những mầm non của lan Cymbgidium, Cattleya và Dendodrobium và ngọn cây Vanda, Renanthera, Phalaenopsis thường hay bị thối vì nước đọng qua đêm v.v... Ta phải cắt tới khi nào không còn vết đen trong thân cây. Lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch rồi ngâm cây trong 4 lít nước có pha một thìa súp Physan 20 trong 15-20 phút. Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm trong nước có chất sát trùng. Và để vào nơi rợp mát và thoáng gió.

Thối rễ

Khi bị thối rễ, cây lan không hút được nước cho nên lá bị nhăn nheo. Cần phải cắt bỏ hết rễ thối, rửa sạch rồi ngâm toàn cây vào nước có Physan 20 như trên. Sau đó để hơi khô rồi cho vào bao nylon, cột kín lại và để vào chỗ rợp mát. Khi nào thấy cây ra rễ mới dài chừng 2 phân đem ra trồng lại với vật liệu mới như đã nói ở trên.

Khử trùng & Diệt bệnhNấm

Khi bị nhiễm nấm lan thường có những chấm nhỏ mầu đen hay mầu nâu trên lá và lá cây trở thành mầu vàng. Thoạt đầu ở mặt dưới lá sau đó hiện lên mặt trên rồi dần dần loang to ra. Phải cắt một phần hay toàn thể chiếc lá và phun thuốc như bị bị thối lá.

Lưu ý

Khi cây bị bệnh, nên vứt bỏ những vật liệu trồng lan và ngay cả những chậu và que cọc giữ cây.

Cách 7-10 ngày phải phun thuốc diệt trừ mầm bệnh, liên tiếp trong thời gian 1 tháng.

Ngoài Physan 20 ra chúng ta có thể dùng (Daconil) Garden Disease Control Stop and Prevents over 130 diseases do hãng Ortho chế tạo với liều lượng 2 thìa cà phê cho 4 lít nước. Nhưng thuốc này để lại những vết trắng trên lá phải một thời gian mới rửa sạch được.

Mùa hè 2009
BÙI XUÂN ĐÁNG
(Theo hoalanvietnam )

Phương cách trồng lan

1 nhận xét
Vẻ đẹp kiêu sa của hoa lan đã làm mê hoặc biết bao nguời. Hoa lan Việt Nam có rất nhiều chủng loại, mỗi loại mang một vẻ đẹp khác nhau, hương thơm lại quyến rũ, không thua kém gì những loại hoa lan khác trên thế giới.

Với dáng dấp mảnh mai, hay cứng cáp, lá to hay lá nhỏ, thân đứng hay thân thòng, hình thể cây lan bám trên cành cây hốc đá thường gợi cho giới thưởng ngoạn một ấn tượng nào đó. Có người cho đó là sự tượng trưng cho phần hồn của cây lan.

Nhưng nếu cứ nhìn ngắm cây lan trồng trong chậu, mãi mãi cũng quen mắt. Trồng trong giỏ gỗ hay cành cây nhiều quá thành ra cũng nhàm chán.

Phương cách trồng lanPhương cách trồng lan

Vậy xin giới thiệu thêm một vài phương cách trồng lan khác nữa để chúng ta cùng tham khảo.

Vật dụng dùng để trồng lan đa phần là những vật dụng đã có sẵn trong thiên nhiên, hay được sản xuất dưới dạng thủ công, để phục vụ đời sống thường ngày. Với những vật dụng đó, nếu chúng ta biết tận dụng để tạo ra hình dáng và kết hợp với những cây lan yêu thích, sẽ trở thành một tác phẩm hoa lan yêu thích.

Có 4 thứ có thể trồng lan rất tốt mà lại đẹp về phần mỹ thuật.

XẾP HÌNH KHÚC CÂY

Chỉ cần chọn thứ gỗ lâu mục như ổi, chanh, cam rồi xếp thành hình cho mỹ thuật. Dùng đinh, dây kẽm hay dây thừng cột lại và buộc những cây lan nhỏ lên trên bằng sợi dây nylon câu cá .

Phương cách trồng lanPhương cách trồng lan

GỖ LŨA

Gỗ lũa là một loại gỗ đã chết lâu năm, vô tình tạo nên những hình dáng kỳ thú, thu hút biết bao nhiêu người. Gỗ lũa rất cứng, không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay bị ảnh hưởng của mưa nắng. Gỗ vùi sâu dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy, gỗ lũa ngâm trong bùn nước có màu đen như mun. Nhưng gỗ lũa phơi trước nắng gió là loại có những đường vân sóng rất đẹp.

Gỗ lũa khi mang về cần cạo bỏ hết những phần mục, và phần đất cát bám vào những hang hốc. Sau đó chúng ta chọn vị trí thích hợp để cây lan lên, khi chon vị trí trồng lan chúng ta cần nhớ những điểm sau:

Phương cách trồng lanPhương cách trồng lan

Không nên che những hang hốc, hay những vết sẹo (sẹo ở đây là những cái mắt cây, có thể lồi lỏm khác nhau) vì đó là điểm nhấn mạnh để làm cho cây lan thêm phần nổi bật. Có rất nhiều loại lan mà ta có thể trồng lên gỗ lũa, nhưng ta chỉ chọn một số loại lan có rễ to như: Aerides houlettiana, Christensionia vietnamica, Cleisostoma v.v... tuỳ theo gỗ lũa lớn hay nhỏ mà ta chọn loại lan cho phù hợp. Ngoài những loại lan nói trên chúng ta cũng có thể trồng nhiều loại lan khác tuỳ theo sỡ thích của mỗi người.

NẤM

Nấm mọc trong thiên nhiên có rất nhiều loại, có những loại dùng để chế biến thức ăn, có loại dùng làm thuốc rất tốt. Nấm chúng ta chọn để trồng lan là loại nấm gỗ thường gọi là Linh Chi có nhiều hình dáng khác nhau, có vân rất đẹp và lại rất cứng. Nấm giữ được độ ẩm cao và thoát nước rất tốt. Nấm thường sống trong rừng rậm, mọc trên những cây gỗ lớn,có rất nhiều cỡ lớn nhỏ. Nấm tuy hơi khó tìm đối với những người sống ở thành thị, tại thành phố Đà Lạt thỉnh thoảng cũng có một nhóm đồng bào thiểu số mang ra bán, chúng ta có thể mua được những cái nấm vừa ý và giá bán cũng không cao lắm.

Phương cách trồng lanPhương cách trồng lan

Nấm có rất nhiều cỡ, hình thù khác nhau, khi chọn được cây nấm vừa ý, việc đầu tiên chúng ta nên chọn dáng thể sao cho vừa ý, tiếp theo ta nên chọn vị trí dể đóng móc treo, hay làm đế để trên bàn, tuỳ theo ý thích của mỗi người. Với nấm, ta nên chọn những loại lan có thân và lá nhỏ như: Eria bractescens, Shoenorchis fragans, Stereochilus dalatensis, Dendrobium bellatulum v.v... để khi lan và nấm kết hợp với nhau và có sự hài hòa về kích thước.

Phương cách trồng lanPhương cách trồng lan

DÂY THỪNG

Dây thừng để trồng lan là loại dây thừng làm từ sơ dừa. Loại này cần phải là loại dây lớn, đường kính từ 3-4 cm trở lên để giữ nước lâu hơn. Dây thừng làm từ sơ dừa có ưu điểm rất bền mặc dù tiếp xúc với môi trường thời tiết nắng mưa. Ngoài ra còn có độ thông thoáng cao, giữ ẩm tốt.

Tuỳ theo nhu cầu chúng ta trồng loại lan cây to hay cây nhỏ mà chọn dây cho phù hợp. Dây thừng có rất nhiều loại, nếu trồng lan bé thì chúng ta nên chọn loại dây thừng nhỏ cho có độ mềm mại, với dây thừng chúng ta có thể cách điệu rất nhiều kiểu, không như gỗ lũa và nấm, vì gổ lũa và nấm khi bố trí lan chúng ta thường phải nương theo bố cục đã có sẵn.

Phương cách trồng lanPhương cách trồng lan

Trồng lan lên dây thừng chúng ta có thể chọn một số loại lan sau: Pterocras semi teretifolium, Stereochilus dalatensis, Bulbophyllum, Cleisostoma v.v...

Với khí hậu mát mẻ, Đà Lạt rất thích hơp với nhiều loai hoa lan. Nhiệt độ trung bình 20-25°C (68-77°F), nhiệt độ cao nhất ít khi quá 30°C (86°F) và thấp nhất thường ở trên 5°C (41°F) Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình mỗi năm là 1562 mm và độ ẩm trung bình là 80%.

Phần chăm sóc cũng bình thường như khi ta trồng lan trong chậu, nhưng cần tưới nước thường xuyên hơn, ngày nóng tưới ngày 2 lần. Những cây lan nguyên thủy, không cần nhiều phân bón cho nên chỉ tưới phân chuồng rất loãng và thưa. Do đó những cây lan tôi trồng trên những giá thể này phát triển rất tốt, thời gian để có được cây lan đẹp phải từ ba đến năm tháng, khi rễ đã ăn chặt vào giá thể.

Chúc các bạn thành công và tạo được những tác phẫm mỹ thuật.

Đà Lạt 9-2009
Lê trọng Châu
( Theo holanvietnam )

Bọ Cánh Cứng Hại Hoa Lan

1 nhận xét
Thời gian gần đây, các vườn lan ở Cần Thơ bị bọ cánh cứng ăn hoa lan với tỉ lệ bị hại tương đối cao. Thời gian hoa bị hại thường vào đầu mùa mưa, kéo dài khoảng 1 tháng. Nhưng năm 2008, thời gian hoa bị hại dài hơn, đến nay đã trên 3 tháng.

Theo các chuyên gia, đây là bọ hung thuộc họ Scarabacidae. Trong quần thể 54 bọ cánh cứng bắt ngẫu nhiên vào đêm 5 tháng 9 năm 2008 tại vườn lan phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ cho thấy có ít nhất 4 loài, các loài này cũng có hiện diện ở các vườn cây ăn trái chung quanh. Loài chiếm 91% trong quần thể là loài bọ cánh cứng có kích thước nhỏ, thân dài 8-10 mm, cơ thể hình bầu dục, màu nâu (hình 1 đầu tiên từ phải sang). Mô tả này tương tự tài liệu bọ cánh cứng gọi là bọ dừa nâu (Adoretus simicus) ăn lá cây nhãn, xoài ở Bắc Ninh (trang Web của UBND tỉnh Bắc Ninh, Kinh nghiệm nhà nông, ngày 28/6/2006). Các loài hình 1 thứ 2, 3 từ phải sang có cơ thể tròn hơn màu nâu cánh gián và đen. Loài hình 1 thứ tư là loài lớn nhất, tròn, màu nâu cánh gián nhạt.

Bọ Cánh Cứng Hại Hoa LanBọ Cánh Cứng Hại Hoa Lan
Hình 1: Bọ cánh cứng hại hoa lan.Hình 2: Vết cắn của bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng ăn hoa lan ở nhiều thời kỳ ra hoa: cắn đứt chồi khi mới có phát hoa, ăn nụ hoa chuẩn bị nở, ăn hoa đã nở. Vết ăn của bọ cánh cứng không hết cả cánh hoa, nhưng làm hoa bị thủng lổ chổ, gây mất thẩm mỹ, không bán hoa thành phẩm được (hình 2). Sau khi xịt thuốc bảo vệ thực vật trên phát hoa diệt bọ cánh cứng, chúng giảm ăn bông và trở xuống ăn lá lan. Tuy nhiên, thiệt hại trên lá lan không đáng kể.

Một điểm cần lưu ý là bọ cánh cứng ăn hoa theo màu sắc bông. Qua quan sát vào ngày 26 tháng 8 năm 2008 tại vườn lan phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ cho thấy ước lượng tỉ lệ gây hại đến 20% tổng số hoa thu hoạch. Trong đó, bọ cánh cứng ăn hoa lan nhiều nhất là hoa màu hồng sọc bị hại 80%, hồng chấm bị hại 50%, tím họng trắng bị hại 33%, trắng lưỡi tím bị hại gần 17%, rồi giãm dần ở hoa màu vàng lưỡi tím bị hại 10% và ít nhất ở hoa màu trắng tuyền chỉ bị hại 4%. Như vậy, có thể thấy là hoa có mang tính sọc, màu hồng và tím bị hại nhiều hơn hoa tính trơn, màu trắng.

Bảng ước lượng tỉ lệ gây hại của bọ cánh cứng trên màu sắc hoa.

Màu sắc hoa Ước lượng tỉ lệ hoa bị hạiGiống lan khảo sát
Số hoa thu hoạch
Số hoa bị hại
Tỉ lệ bị gây hại (%)
Hồng sọc50 40 80% Dendrobium Burana Snow X D. Burana Stripe
Hồng chấm100 50 50% Mokara Chark Kuan "Pink"
Tím họng trắng300 100 33,3% D. Sonia
Trắng lưỡi tím300 50 16,6% D. Burana Charming
Vàng lưỡi tím100 10 10% D. Thongchai Gold "Luxana"
Trắng500 20 4% D. Ema White
Tổng số:1.350 270 20%

Tập tính hoạt động của bọ cánh cứng này rất đặc biệt, ban ngày ẩn trong đám lá, đống cỏ rơm mục. Thời gian hoạt động chính khoảng từ 19g00-21g00. Do đó, không tìm được bọ cánh cứng vào ban ngày. Đây là lý do khiến các nhà vườn trồng lan ở Cần Thơ bị thiệt hại trong thời gian dài.

Theo tài liệu đã dẫn trên, các loài bọ cánh cứng trên đẻ trứng trên mặt đất. Sâu non màu trắng, không chân, sống trong đất, ăn hữu cơ mục nát hoặc rễ cây, tác hại không lớn. Các tháng mưa nhiều, bọ cánh cứng rất ít do sâu non và trứng trong đất bị chết do ngập nước. Bọ trưởng thành có thể sống từ 2-3 tháng.

Để trừ bọ cánh cứng hại hoa lan, qua khuyến cáo của các chuyên gia, chúng tôi đã sử dụng thuốc Sherpa 25 EC với liều 5 cc/bình 8 lít nước. Phun thuốc vào thời gian từ 19g30 đến 20g30 là lúc bọ cánh cứng xuất hiện nhiều nhất trong vườn. Cố gắng rọi đèn tìm bọ để phun thuốc trúng thân bọ, phun xịt 3 ngày liên tục. Kết quả 2 tuần sau khi phun thuốc cho thấy lượng bông bị hại không đáng kể.

Tóm lại, bọ cánh cứng hại hoa lan được phát hiện gần đây ở Cần Thơ đã gây thiệt hại đáng kể cho các nhà vườn, một số điểm lưu ý là:

- Bọ cánh cứng lây lan từ các vườn cây ăn trái sang vườn trồng hoa lan. Chúng hoạt động và gây tác hại về đêm từ 19g00 đến 21g00. Ban ngày chỉ thấy hoa bị hại mà không thấy có bọ trên cây do bọ đã ẩn nấp những chổ kín đáo. Bọ cánh cứng ăn hoa tất cả các loại lan Dendrobium, Mokara, Vanda... Tùy theo màu, hoa có mang tính sọc, màu hồng và tím bị bọ hại nhiều hơn hoa tính trơn, màu trắng.

- Để phòng trừ bọ cánh cứng cần có những biện pháp tổng hợp. Phòng bệnh bằng cách làm tốt vệ sinh vườn trồng lan, khi làm cỏ gom đống cho khô rồi đốt để tiêu diệt bọ trưởng thành, trứng và sâu. Thường xuyên theo dỏi sự xuất hiện của bọ vào ban đêm, có thể bắt bằng tay. Khi số lượng bọ nhiều, dùng thuốc bảo vệ thực vật diệt bọ cánh cứng, phun thuốc vào khoảng thời gian từ 19g30 đến 20g30 trong 3 ngày liên tục. Các loại thuốc sử dụng cần thường xuyên thay đổi để tránh tình trạng bọ lờn thuốc. Các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng luân phiên là Sherpa 25 EC, Cartap, Proclaim... liều lượng theo hướng dẫn của nơi sản xuất.

- Đề nghị các chuyên gia giúp nghiên cứu thêm về vòng đời, tập tính của các loài bọ cánh cứng trên, nhất là tập tính ăn hoa theo màu để có biện pháp phòng trừ tốt hơn.

Trên đây là một số quan sát chưa lập lại, nên bài viết còn chủ quan, mang tính tham khảo và cảnh báo. Đề nghị các nhà vườn cần quan tâm theo dỏi, nghiên cứu thêm để ngành trồng hoa lan được phát triển tốt hơn trong thời gian tới.


BQT: Chúng tôi vừa nhận được bài và thư của bạn Đặng Huỳnh Khai gởi cho chúng tôi. Chúng tôi xin đăng tải bài cho bạn đọc yêu lan tham khảo.

Kính gởi Hội Hoa Lan Việt Nam

Tôi là người trồng lan ở Cần Thơ, Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, các vườn lan ở Cần Thơ có bị bọ cánh cứng gây hại. Tôi có dịp quan sát và ghi nhận thành bài báo gởi cho Tạp chí Hoa Cảnh (T.P HCM). Để có dịp phổ biến và học hỏi rộng hơn, tôi xin mạn phép gởi Hội Hoa Lan Việt Nam bài này.

Mong quí Hội bổ sung thêm và phổ biến cho các bạn yêu Lan.

Chúc quí Hội ngày càng phát triển. Rất cám ơn.

Kính thư.
Đặng Huỳnh Khai


Cần Thơ, ngày 9 tháng 9 năm 2008
Đặng Huỳnh Khai
( Theo hoalanvietnam )

Cách Trồng: Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga

0 nhận xét
Lan Cynoches viết tắt Cyc. là một loài phong lan do John Lindley công bố vào năm 1832 căn cứ theo một bông hoa do nhà trồng lan Loddiges & Son gửi cho. John Lindley đã dùng tên chủ nhân vườn lan đó để đặt tên cho cây lan Cynoches lodigesii. Không giống như những loài lan khác, thường có nhị đực và nhị cái cùng ở trong một bông hoa. Loài lan này lại có hoa cái và hoa đực riêng biệt, có khi cùng một cành và có khi lại ở một cành khác.


Lan Cynoches cũng cùng một giòng họ với Catasetum, Mormodes, Clowesia. Chữ Cynoches do tiếng Hy lạp "Kyknos" có nghĩa là Thiên Nga và "auchen" có nghĩa là chiếc cổ, căn cứ vào hình dáng trục nhụy của bông hoa đực. Thân cây lan trông tựa như điếu xì gà, dài khoảng 20-40 cm trên ngọn có vài chiếc lá to bản, mỏng và có gân. Dò hoa mọc ở gần ngọn có một vài hoa hoặc rất nhiều hoa như Cyc. cooperi. Hoa nở vào mùa Thu rất thơm và lâu tàn, to chừng 12-15 cm tùy theo giống.

Loài lan này có chừng 25 giống mọc từ Mễ Tây cơ qua Trung Mỹ tới lưu vực sông Amazon thuộc Peru:

Cyc. barthorium
Cyc. chlorochilon
Cyc. cooperi
Cyc. dianae
Cyc. egertonianum
Cyc. glandiferum
Cyc. Haggii
Cyc. herrenshianum
Cyc. lehmannii
Cyc. lodigesii
Cyc. maculatum
Cyc. manoelae
Cyc. pentadactylon
Cyc. peruvianum
Cyc. schmidtianum
Cyc. Ventricosum
Cyc.warcewiczcii
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cyc. Lodigesii
wwworchidgeeks.com
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cyc. Barthorium
www.njorchids.org
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cyc. chlorochilon
www.orchidboard.com
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cyc. cooperi
home-and-garden.webshots.com
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cyc. Pentadactylon
www.njorchids.org
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cyc. herrenshianum
www.fotothing.com
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cyc. peruvianum
home-and-garden.webshots.com
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cyc ventricosum
www.belizebotanic.org

Những giống Cycnoches thông thường đã lạ đẹp. Nhưng những cây lai giống giữa những cây Cynoches, Catassetum và Mormodes lại còn tạo ra nhiếu giống lạ đẹp hơn nữa như cây Cynoches Wine delight (Cycnoches lehmanii x Mormodes sinuata.)

Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cycnoches, wine delight "Jem"
home-and-garden.webshots.com
Cynoches Lindl. Lan Thiên Nga
Cycnoches, wine delight, variata
picasaweb.google.com

CÁCH TRỒNG

NHIỆT ĐỘ
Lan ưa nhiệt độ ấm áp từ 75-85°F hay 24-30°C và không lạnh dưới 40°F hay 4.4°C.

ÁNH SÁNG
Lan ưa ánh sáng vừa phải như Cattleya và đừng để trực tiếp dưới ánh nắng.

ĐỘ ÂM
Độ ẩm lý tưởng là 60-70%

TƯỚI NƯỚC
Vào mùa xuân, khi lan bắt đầu moc mầm non, tưới sơ qua, khi lan mọc mạnh tưới thật đẫm, thường xuyên hơn. Hoa sẽ nở vào mùa thu, sau khi hoa tàn lá bắt đầu rụng, tưới thưa ra và ít đi.

BÓN PHÂN
Khi cây mọc mạnh bón bằng phân 20-20-20 với dung lượng ½ thìa cà phê cho 4 lít nước và bón hằng tuần. Cũng có nhiều người bón với phân bò, phân ngựa trộn vào trong vật liệu như dưới đây.

THAY CHẬU
Lan cần thay chậu mỗi năm hay tối đa là 2 năm. Thời gian tốt nhất để thay chậu là khi cây non hoặc rễ mới đã mọc dài khoảng 2-3 phân. Nên trồng trong chậu đất rộng miệng có đục thêm lỗ ở đáy chậu cho dễ thoát nước.

Vật liệu trồng gồm có:
4 phần bổi rêu (peat moss)
4 phần vỏ thông nhỏ
1 phần than củi nhỏ
1 phần perlite hay cát lớn
Có người trộn thêm 1/3 đến ½ phân bò hay phân dê đã mục.

Lan sẽ nở hoa vào khoảng tháng 10 và có thể nở nhiều lần cho tới cuối tháng 12. Sau khi hoa tàn, lá bắt đầu rụng và cây đi vào tình trạng ngủ qua mùa đông.

Đây là thời kỳ quan trong nhất, tôi đã nhiều năm thất bại vì trồng không đúng cách, vì thời tiết nơi tôi ở khá lạnh và ẩm độ lại quá thấp. Phần vì nghe người này, người khác mỗi người nói một cách.

• Thoạt đầu khi cây tàn hoa và rụng lá cứ để nguyên một chỗ và tưới mỗi tháng một lần. Kết quả thân cây teo lai, không ra cây non và chết.
• Lần thứ hai nghe lời khuyên lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch, cắt hết rễ rồi để vào chỗ thoáng mát. Kết quả cây cũng chết.
• Lần thứ 3 nghe lời khuyên cột cây trên miếng dương xỉ, cây không được tốt và cũng chết.

Rút kinh nghiệm sau khi hoa tàn, lá rụng, không nên tưới và chỉ phun xương cho cây khỏi bị teo lại, bởi vì nếu rễ quá ẩm ướt sẽ làm cho cây bị thối. Lấy cây ra khỏi chậu rũ sạch vật liệu nuôi trồng và để cho thật khô vào mùa đông. Giữ cho khỏi lạnh dưới 45°F (7.2°C) và thỉnh thoảng phun sương cho cây khỏi bị teo tóp lai. Vào mùa Xuân khi cây non đã mọc được khoảng 6-10 cm và nhú rễ chừng 2-3 phân đem trồng với vật liệu mới. Khi đó nên cắt bỏ hết các rễ cũ. Tưới rất ít cho tới khi cây non mọc mạnh, tưới thật đẫm và thường xuyên hơn. Bón phân như trên cho đến khi cây hết tăng trưởng ngưng bón, tưới thưa đi để cho cây đơm nụ, khi đó tưới điều hòa trở lại.

Khi cây bắt đầu vào thời kỳ nghỉ là lúc tách nhánh. Nên giữ 2 nhánh, nhưng cũng có nhiều người chỉ giữ có 1 nhánh vẫn có cây mới. Các nhánh già nếu tách ra vài tháng sau có thể ra cây non và cách chăm sóc cũng như ở trên.

Điều quan trọng hơn cả là giữ lan ở nhiệt độ ấm áp, thoáng gió, ẩm độ cao và khi nghỉ giữ cây cho khô ráo.

Theo hoalanvietnam

Chăm Sóc tưới bón Vanda & Mokara

0 nhận xét
TrồngVanda và Mokara cần phải có các đìều kiện là: Nóng, Nắng, Ẩm. và Phân (NNAP).

Những loài lan này không ưa trồng trong chậu, vì rễ cây ưa thoáng gió và không chịu ẩm ướt thường xuyên.

Mokara là môt cây lai giống giữa Vanda, Ascocentrum và Arachnis. Giống lan này được đặt tên theo C. Y. Mok, người đầu tiên lai tạo ra cây Mokara Wai Liang tại Singapore vào năm 1969. Tưới bón Vanda & MokaraSau đó giống lan này lan truyền tới các nước Đông Nam Á Châu như Thái Lan, Mã lai, Nam Dương và Việt Nam. Tại Củ Chi và Trảng Bàng cũng có nhiều vườn lan này. Để thuận tiện cho việc vận chuyển các vườn lan này thường thiết lập ở quanh các thành phố lớn.

Đây có thể nói là một giống lan lai rất đa dạng với nhiều mầu sắc rực rỡ, dễ trồng, hoa nhiều có giá trị thương mại về hoa cắt cành. Cành hoa cắm trong bình có thể bền tới 2-3 tuần lễ.

Các vườn lan thương nghiệp tại Thái Lan trồng Mokara trên các luống cao hai bên có rãnh có nước để có độ ẩm cao. Phía trên che lưới để lan khỏi bị cháy lá. Vanda trồng trong các giỏ nhựa rồi treo lên. Mokara trồng thẳng xuống các luống đất cao 30-40 cm trên đổ dăm bào, mạt cưa và vỏ dừa hay vỏ đậu phọng để dễ thoát nước. Họ dùng nẹp tre, gỗ hay nhựa để giữ cho cây khỏi nghiêng ngả.

Tưới bón Vanda & MokaraTưới bón Vanda & Mokara
Tưới bón Vanda & MokaraTưới bón Vanda & Mokara

Tại miền Nam California, ẩm độ quá thấp, mà lại nắng nhiều, chúng ta nếu có những cây Vanda, Mokara, Rhynchostylis thường hay bị khô cằn khó ra hoa hoặc ra hoa quá ít. Nếu không có nắng lan sẽ không ra hoa nhưng càng nhiều nắng và càng nóng, lan lại cần phải tưới thường xuyên hơn. Chỉ cần 3-4 ngày nhiệt độ trên 95°F (35°C) mà không tưới, cây sẽ teo tóp và rụng lá. Vì vậy mùa hè, lan cần phải tưới mỗi ngày vài ba lần và bón phân 20-20-20 với liều lượng 1 thìa cà phê cho 4 lít nước.

Có người trồng trong giỏ gỗ, đem ngâm trong nước đã pha phân bón mỗi ngày khoảng ½ giờ. Cách này cũng tốt nhưng nếu có nhiều cây mà mỗi ngày ngâm một lần cũng khá mất thì giờ.

Có người đễ sẵn một bình phun nước có pha phân bón. Cách vài giờ lại phun cho ướt cây một lần cho nên cũng mất công.

Có người mua chiếc giây phun nước và van mở nước tự động có bán tại Home Depot mỗi ngày phun vài ba lần nhưng không bón phân được.

Cũng có người dùng chiếc ống nhỏ mà các tiệm bán hoa thường dùng để giữ cho hoa tươi lâu hơn. Cho ít nước và phân rồi bỏ rễ lan vào trong đó. Mới đầu nghe thấy có lý, nhưng chẳng bao lâu rễ lan bị thối vì ngâm trong nước quá lâu.

Một cách khác, giản dị và không tốn kém mấy là mua một chiếc máy phun hơi ẩm (humidifier) ở các dược phòng giá khoảng 20$ và một đồng hồ có thể tắt mở máy nhiều lần (mechanical timer) ở Wal mart, hay Home Depot giá chừng 10$. Treo cây lên cao khoảng 1-2 m để bình phun ở dưới, đổ nước và phân vào bình chứa rồi điều chỉnh cho máy mỗi lần chạy chừng 15 phút và mỗi ngày 3 lần.

Tưới bón Vanda & MokaraTưới bón Vanda & Mokara

Về phân bón, nếu muốn lan mọc mạnh nên bón 20-20-20 và nếu muốn thúc cho hoa nở, hãy bón phân 6-30-30.

Những cây Aerides, Rhynchostylis, Renanthera có thể tưới bón theo phương cách này nhưng cần phải che bớt nắng và bón phân loãng hơn Vanda và Mokara. Điều quan trong hơn cả là phải tôn trong thời gian ngủ nghỉ của các cây lan này. Không tôn trọng, cây lan sẽ không những không ra hoa và có thể chết dần, chết mòn.

Mong rằng chúng ta sẽ có những bông hoa đẹp như các hội viên này.

Tưới bón Vanda & MokaraTưới bón Vanda & Mokara
Tưới bón Vanda & MokaraTưới bón Vanda & Mokara

Theo hoalanvietnam

Bí quyết cho hoa Lan nở vào dịp tết.

3 nhận xét
Thông thường lan nở theo mùa, tùy theo loài theo giống. Có loài nở vào mùa đông, có loài nở vào mùa xuân hay mùa hạ. Chúng ta không thể mong muốn có cây hoa vốn nở vào mùa hạ lại có hoa vào ngày Tết được.

Vì vậy chúng ta cần phải lựa chọn một số hoa có thể nở vào dịp này như:
Aerides
Cattleya
Cymbidium loại thường (standard)
Cymbidium loại rũ (pendulous, cascading)
Cymbidium oriental như Cym. sinense
Dendrobium Australian, Nobile
Phalaenopsis v.v...
Lan nở vào dịp TếtChúng ta đều biết rằng lan nở theo mùa hoa, nhưng nở sớm hay nở muộn tùy theo thời tiết. Nếu trời ấm áp lan sẽ nở sớm, còn nếu trời lạnh lan sẽ nở muộn hơn.

Vào mùa đông, miền nam California thường có những đợt gió Santa Ana thổi từ sa mạc Mojave về, đem theo cái không khí khô cằn có khi nóng có khi lạnh. Sư thay đổi nhiệt độ bất chợt và quá chênh lệch lại thêm ẩm độ xuống quá thấp, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trầm trong tới những cây lan, nụ hay hoa sẽ bị thui chột.

Đọc chuyện Hương Cuội ta thấy cụ Tú than phiền về những trận gió nồm mang theo hơi nóng của rừng cây bên xứ Lào về làm cho những châu lan của cụ nở hoa sớm hơn thường lệ.

Lan nở vào dịp TếtNếu chúng ta có nhà kính, những trận gió Santa Ana hay gió Lào cũng chẳng làm cho chúng bận tâm. Còn nếu không có nhà kính thì sao?

Trước hết chúng ta cần phải tăng thêm ẩm độ 24/24 bằng cách tưới đẫm nước dưới đất và chung quanh nơi để lan hay dùng máy phun sương.

Về nhiệt độ nếu quá nóng, hãy mang cây vào nơi rợp mát và tưới nước để hạ nhiệt độ cho rễ và lá cây. Nếu quá lạnh, hãy mang cây ra chỗ có nắng hay mang vào trong nhà hay nhà để xe.

Khi mang cây vào trong nhà, cần chú ý đến mấy điểm sau:

Ẩm độ
Độ ẩm trong nhà tùy thuộc vào vấn đề chúng ta có mở cửa sổ hay không? Nếu mở cửa sẽ tùy theo ẩm độ bên ngoài, nhưng thường thường thấp hơn. Nếu ở miền Nam California mà đóng cửa ẩm độ thường ở vào khoảng 20-30% hay thấp hơn. Chúng ta cần phải tăng thêm độ ẩm bằng cách để lan trên khay nước hoặc dùng máy phun hơi ẩm (humidifier) hoặc dùng bình phun sương vào lá hay nụ hoa. Ở các nơi khác, nếu ẩm độ cao hơn càng tốt cho cây vì cần tối thiểu 40-50%.

Lan nở vào dịp TếtÁnh sáng
Ánh sáng rất cần thiết cho việc ra hoa. Nên để lan gần cửa sổ nơi có nắng chiếu vào, nếu cần, có thể dùng đèn ống để tăng cường. Nên treo đèn cao khoảng 20-30 cm trên ngon lá hay hoa. Tránh để ánh nắng roi thẳng vào lan vì có thể cháy lá hay thui nụ.

Nhiệt độ
Tại Hoa kỳ và các nước Âu Châu, trong nhà thường có máy sưởi, giữ nhiệt độ vào khoảng 65-80°F hay 19-27 °C như vậy rất thích hợp cho nhiều loại lan. Nhưng khi hoa đã nở nên giữ nhiệt độ ở khoảng 60-65°F, như vậy hoa sẽ lâu tàn hơn.

Thoáng gió
Nên dùng một chiếc quạt nhỏ để cho thoáng gió. Nên dùng quạt xoay chuyển được (oscilating fan) nếu không có dùng quạt thường thổi vào bên cạnh, tránh việc thổi thẳng vào lan. Tránh để lan nơi gần lỗ lò sưởi, hay gần bếp đun nấu bằng khí đốt (gas)

Tưới nước bón phân
Tưới nước ít hơn thường lệ và không cần bón phân trong giai đoạn này.

Lan nở vào dịp TếtTại miền Nam California, muốn cho hoa nở vào dip Tết tôi thường mang cây vào trong nhà khoảng 20-25 ngày trước đó. Những cây lan mang vào trong nhà thuộc những giống:
• Cattleya skinneri, Lc Makai Mayumi đã có bẹ hoa hay lưỡi mèo (Sheath)
• Cymbidium Nicole Valentine đã có dò hoa dài khoảng 10-12 cm.
• Dendrobium speciosum var. speciosum hay var hillii hay grandiflorum dò hoa dài 6" hay 12 cm.

Trong nhà tôi giữ nhiệt độ ở khoảng 70°F hay 21°C, Ẩm độ 50-60% cho chỗ để lan. Nếu thấy chậm tôi tăng nhiệt độ dần dần và nếu lan đã nở, giữ vào khoảng 65°F hay 18.5°C hoặc mang ra ngoài nếu không lạnh dưới 45°F hay 7.5°C.

Nếu nụ hoa ngắn hơn cần mang vào trong nhà sớm hơn nữa. Xin các bạn tùy tiện theo hoàn cảnh mà rút kinh nghiệm.

Giản tiện hơn cả là tìm đến anh Ngô Long vào mấy ngày trước Tết cho đỡ nhức đầu, nhưng không bảo đảm 100% là những cây lan này sẽ nở hoa vào đúng dịp Tết sang năm, vì đã được nuôi trồng trong nhà kính với nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm v.v... đã được tính toán kỹ lưỡng.

Theo hoalanvietnam

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Tung Shady