3/13/2010

LỊCH SỬ VÀ TRIẾT LÝ BON SAI

0 nhận xét
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già

Tường Vi (7 năm tuổi) - Ảnh: Hồ Phạm Thế Vũ, OrlandoHai câu thơ của Vũ Ðình Liên phác họa một cảnh chợ Tết ngày xưa. Ngày nay Ông Ðồ không còn nữa, nhưng hoa vẫn còn. Ngoài hoa, còn có báo, lịch, Bonsai, Non bộ... đã tạo nên một cảnh chợ Tết tưng bừng.
Hầu như cả thế giới hiện nay đều yêu thích Bonsai. Một tác phẩm Bonsai không chỉ phơi bày vẻ đẹp của lá hoa cành như những cây kiểng thông thường, mà nó còn phô diễn cả các phần khác như thân, rễ, chậu, kể cả đá và các phụ kiện điểm xuyết vào. Vì là một tác phẩm nên nó cũng chuyên chở tâm hồn của nghệ nhân đã sáng tạo ra nó, chẳng khác gì một tác phẩm thơ, hội họa, điêu khắc...
Bước vào thế giới Bonsai người ta sẽ nghe những danh từ thông dụng như cắt tỉa, tạo dáng, trưng bày, triển lãm, đánh giá, chọn lựa phong cách, tạo ấn tượng... Bonsai có nhiều phong cách căn bản như: phong cách (Pc) thẳng đứng trang trọng, Pc thẳng đứng phóng khoáng, Pc thác đổ , Pc nửa thác đổ, Pc trí thức, Pc cây chổi, Pc trồng trên đá, Pc rễ bò trên đá, Pc rễ bám đá, Pc đa thân, Pc huynh đệ, Pc lùm, Pc trực tuyến, Pc lượn, Pc nhóm, và Saikei tức là Pc tạo cảnh trong khay.
Chậu rất quan trọng, kích thước, hình dáng màu sắc của chậu phải cân đối hài hòa với cây. Chậu có các kiểu dáng như: kiểu cái trống, kiểu oval, kiểu hình chữ nhật, kiểu xiên[Image] Tokoname (chiều cao gấp đôi chiều rộng của vành) ...
Dụng cụ gồm: cưa cắt nhánh, kéo xén, kéo cắt lá, kéo tỉa, đòn bẩy để uốn cành hay thân, keo dán vết cắt, kìm lõm cắt cành nhỏ, kìm cắt cành lớn, dây đồng để uốn cành, xẻng bứng cây, chổi, lưới bịt lỗ thoát nước, cái rây để rây đất...
Trên đây là những nét dẫn nhập khái quát để chúng ta có thể hình dung quá trình sáng tạo một tác phẩm Bonsai vô cùng chi ly gian khổ, đòi hỏi sự kiên nhẫn lâu dài và những kiến thức cần thiết thuộc về kỹ thuật chuyên môn, mà đã có nhiều sách hướng dẫn cụ thể đã xuất bản dành cho các nghệ nhân mới vào nghề thực hành, sau đây xin kính mời quý vị tìm hiểu phần lý thuyết đại cương về lịch sử và triết lý Bonsai.

ÐỊNH NGHĨA BONSAI
Bon: cái khay, cái chậu.
Sai: cây, trồng cây.

Tùng (3 năm tuổi) ghép từ cây chết. Ành: Hồ Phậm Thế Vũ - Orlando 6/2003Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẳn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt. Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống.
Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vùa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định. Người Nhật thường so sánh Bonsai với thể thơ cổ điển "Hai-Kai" của họ chỉ có 17 âm tiết diễn tả một cách cô động súc tích và ẩn tàng một tình cảm hay một trạng thái tinh thần dồi dào mãnh liệt.
Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.
Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi. [Image]

LỊCH SỬ BONSAI
Bồ Ðề (5 năm tuổi) Ảnh: Hồ Phạm Thế Vũ - 6/2003Bonsai là một đặc trưng của đất nước Phù Tang, nhưng cái nôi của nghệ thuật này lại có nguồn gốc từ Tàu.
Tranh và điêu khắc cổ cho thấy kiểng thu nhỏ đã có ở Tàu vào thời nhà Tần, TK thứ Ba sau CN. Các tranh cổ đời Tống (960 -1280) vẽ cây lùn trong chậu dùng làm trang trí nội thất. Ðó là những cây lùn thực sự trong thiên nhiên đã bị gió tuyết uốn nắn được bứng về trồng trong chậu.
Văn hóa Tàu ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Nhật suốt thế kỹ thứ Tám sau Công nguyên, và dường như lúc đó người Nhật xem Bonsai đích thực là một nghệ thuật, nhưng tài liệu ở giai đoạn khởi đầu này không còn nhiều. Có một tập tài liệu Bonsai thuộc TK thứ 6 sau CN và những bức tranh vẽ trên giấy cuộn vào TK 13, mô tả sự phát triển của cây trồng trong chậu, cho thấy Bonsai là một nghệ thuật. Sau đó Bonsai xuất hiện rất nhiều trong hội họa, văn chương Nhật.
Hình Bonsai xuất hiện trong bức tranh Kasugaaongen - gengi của Takakane Takasshina vẽ năm 1309 trong đền Kasuga, thời Kamakura (1192 - 1333).
Một vở tuồng Nô nổi tiếng tựa là Hachi - no - ki (cây trong chậu) đã đề cao loại kiểng này. Thời này bị ảnh hưởng Thiền sâu rộng trên nghệ thuật và đời sống hằng ngày. Các đề tài tôn giáo đã gợi cảm hứng cho việc tạo Bon sai, được trưng bày ngoài trời như là biểu tượng tôn giáo về thiên nhiên hơn là những loại hình nghệ thuật sống.
Ðến thời Muromachi (1334 - 1573) sắc thái Thiền hoàn toàn Nhật về mặt nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Tư tưởng Thiền thể hiện trong kiến trúc, tạo cảnh, cắm hoa, trà đạo v.v... Bonsai thời này khổ nhỏ hơn được trưng bày trong nhà.
Thời Tokugawa (1603 - 1867) còn gọi là thời Edo là thời hoàng kim của Bon sai được ghi lại trong nhiều sách có minh họa, kết hợp với triết lý Phật giáo là hòa bản ngã vào thiên nhiên đã dẫn đến sự phát triển những kỹ xảo trong nghệ thuật Bonsai. Những người chuyên nghiệp sưu tập Bonsai xuất hiện, đi tìm những cây lùn tự nhiên đẹp mắt trên các vùng núi non vách đá hải đảo hiểm trở. Bonsai thường được dùng làm đề tài trong hội họa, điêu khắc gỗ, thơ Haiku, trà đạo, cắm hoa... Sự trầm lặng sâu sắc tế nhị, hình dáng đường nét đẹp kín đáo là tiêu biểu của Bonsai thời này.
Thích Ðỏ Nhật Bản (20 năm tuổi, cao 55 cm) - Bonsai Toàn ThưThời Minh Trị (1868 - 1912) xuất hiện kỹ thuật quấn dây kim loại để uốn thân cây. Trong các thập kỹ 1870 và 1880 Tây phương bắt đầu hâm mộ. Năm 1914 cuộc triển lãm Bonsai đầu tiên tổ chức tại Tokyo. Và từ năm 1934 trở đi hằng năm đều có triễn lãm các tác phẩm Bonsai do Viện Bảo Tàng Trung ương Nghệ thuật Tokyo chủ xướng.
Bonsai kinh doanh trong kỹ nghệ vườn ươm ở nhiều nơi trên nước Nhật, có hằng trăm nghìn cây Bonsai trẻ được trồng để chở đi bán.
Trong thời gian dài Bonsai là thú tiêu khiển của người quyền quý. Ngày nay được xem như là một nghệ thuật và cũng là một thú tiêu khiển của tất cả mọi người.
Nghệ thuật là một quá trình mang thông điệp đến một thế giới hợp nhất qua mô tả bộ mặt thật của đời sống trong những kết cấu thẩm mỹ được tạo dựng tùy thuộc vào quan niệm về cái đẹp và tính hoàn thiện. Văn minh Ðông phương đặt nghệ thuật ở một vị trí khuôn phép mẫu mực hơn văn minh Tây phương. Bonsai được tượng trưng như một hình thái nghệ thuật theo phong cách cảm nhận bằng một phương tiện diễn đạt tinh thần mang tính trừu tượng nhiều hơn. Bonsai là một bộ phận trong nền văn hóa Nhật qua nhiều thế kỹ mà mỗi thời đại đều có nhận xét đánh giá khác nhau. Thông, tre, đào mơ, xuất hiện sớm nhất, kế đó là đỗ quyên, trà. Cây thích Nhật có mặt vào TK 17. Sang TK 19 có nhiều sách viết về các loài cây lai ghép có tán lá đẹp. Từ đó cây có hình dáng lá đặc biệt cũng được chú ý.
Ðến TK 20, Bonsai thực sự du nhập vào châu Âu, Mỹ , Úc, tuy nhiên đã có những cuốn sách viết về Bonsai ở các nước Âu châu cuối TK 19. Năm 1909, tại Anh một cuộc triển lãm Bonsai được tổ chức. Tại Mỹ, Bonsai nhanh chóng được ưa chuộng sau Thế chiến thứ hai. Một công nghệ Bonsai to lớn đang phát triển ở CA. Trong các thập niên gần đây khắp các lục địa cũng tỏ ra ưa thích Bonsai qua các hội Bonsai đuợc thành lập ở nhiều địa phương, kể cả trung ương. Có nhiều sưu tập Bonsai ở các Vườn Bách Thảo khắp thế giới. Các nhu cầu về dụng cụ, thiết bị, sách báo hướng dẫn kỹ thuật ngày càng gia tăng. Cuốn sách "Nghệ Thuật Cây Cảnh Nhật" của Yuki Yoshimura và Giovanna M. Halford đã tái bản trên 30 lần. Cuốn "Kỹ thuật Bonsai" của Lê Công Kiệt và Nguyễn Thiện Tịch đã tái bản trên 10 lần.

Ðỗ Quyên, 30 năm, cao 40 cm - Bonsai Toàn ThưỞ VN, lớp huấn luyện kỹ thuật Bonsai đã được tổ chức lần đầu tại Trường Ðại học Tổng hợp tháng 3/ 1991, từ đó có nhiều sách báo viết về Bonsai và Bonsai trở thành một hiện tượng lan rộng khắp nơi. Ngay ở Ninh Hòa cũng đã có nhiều nghệ nhân Bonsai xuất hiện, họ đi đến tận các vùng thâm sơn cùng cốc, các vách núi cheo leo để sưu tầm và bứng gùi về nhà. Họ còn ra đến Phú Yên để săn nhặt và mua lại. Bonsai còn thịnh hành hơn trong các năm vừa qua nhờ sự tiếp tay của một số Việt kiều hâm mộ đã gởi tiền về đầu tư, từ đó mọc lên những vườn Bonsai đẹp mắt.
Trước năm 1975, tôi có đến hòn đảo Long Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa, dân đảo nam nữ đều để tóc dài và bới tóc, họ thờ Ðức Thánh Trần tại một ngôi nhà thờ lớn nhất đảo gọi tên là Nhà Lớn đứng uy nghi như một ngôi đình trông ra mặt biển. Sân trước rất rộng, được trưng bày gần 50 chậu kiểng lớn, những cây kiểng sù sì có tàn lá xinh đẹp như cổ thụ được thu nhỏ lại trong chậu, mà tuổi thọ theo lời dân đảo phải từ 100 năm trở lên. Rất nhiều lính Úc đã tới đây để hỏi mua với giá rất cao, hoặc đổi bất cứ thứ gì mà dân đảo muốn, nhưng dân đảo một mực từ chối viện lý do đó là những Báu Vật thờ phượng Ðức Thánh Trần do tổ tiên truyền lại, với tư cách con cháu họ có nhiệm vụ phải bảo vệ và gìn giữ. Nghe câu chuyện kể tôi thật vô cùng cảm kích!
Trong các năm gần đây ngoài các bộ sưu tập ở Tàu và Nhật, có bốn bộ sưu tập chính được trung bày: Vườn sưu tập cây kiểng Bonsai Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn là quà tặng của Nhật cho Mỹ vào năm 1976, Vườn thực vật Brooklyn ở New York, Vườn thực vật Montréal ở Canada và Viện bảo tàng cây kiểng Bonsai ở Heileberg Ðức đứng bậc nhất châu Âu gồm nhiều tác phẩm tuyệt vời. [Image]

TRIẾT LÝ BON SAI
1 Nguồn gốc Bonsai từ Tàu, nhưng lại phát triển huy hoàng ở Nhật nơi mà thẩm mỹ, triết lý và tôn giáo đã có từ lâu.
2 Shinto là tín ngưỡng của dân Nhật, mà tinh hoa là sự hòa hợp với thiên nhiên.
3 Triết lý Thiền với các khái niệm Wabi, Sabi, hợp với Kami làm thành bộ ba gây cảm hứng cho Bonsai.
Kami là thần linh, là tinh thần hoặc động lực bên trong của sự việc, phẩm vật, thiên nhiên cây cỏ...
Wabi là ý thức về hài hòa nội tâm, hạnh phúc và thỏa mãn, có thể trải qua bằng cách suy nghiệm về sự bao la của thiên nhiên. Wabi hàm chứa khái niệm về nhẫn nhục, từ tốn, khi phải đối đầu với thiên nhiên. Quan niệm chấp nhận thiên nhiên như thế không đặt con người là trung tâm mà chỉ được xem là một thành phần của vũ trụ.
Sabi là thú vui sở hữu, chăm sóc, yêu thương các sự vật đã được con nguời biến đổi, cũng như yêu thiên nhiên và sự trôi qua của thời gian, cũng tượng trưng cho sự giản dị, khắc khổ và tôn nghiêm.
Ðào Trung Quốc - Kỹ Thuật Trồng Bonsai - Trần Văn Huân/Văn Tích LượmKyuzo Murata, một bậc thầy hàng đầu ở Nhật có nhiều năm giữ nhiệm vụ bảo trì bộ sưu tập Bonsai của Hoàng đế Nhật đã giải thích:
"Trong một thế giới sống vội vả, việc trồng cây Bonsai có thể dạy chúng ta rằng sự mất kiên nhẫn thường dẫn đến thất bại... Sự tạo ra một cây Bonsai là một cách nhắc nhở chúng ta rằng: thiên nhiên không phải là đầy tớ của con người...
Bonsai có thể định nghĩa như là một sự hòa hợp giữa thiên nhiên và nghệ thuật ...
Mục đích của Bonsai là nhái lại thiên nhiên...
Bạn thử tưởng tượng mình đang ngắm cảnh... sau đó bạn nhắm mắt lại và suy nghiệm. Có thể bạn không nghĩ đến điều gì cả, nhưng đầu óc tâm hồn bạn tràn ngập một niềm vui sướng và hài lòng nào đó. Cảm giác đó chính là Wabi. Tôi tin chắc mục đích tói hậu của Bonsai là tạo ra cảm giác Wabi hoặc Sabi trong Bonsai. Tôi không có đủ kiến thức để giải thích cái tinh túy của Wabi hay Sabi nhưng tôi nghĩ là tinh túy của triết lý là tìm sự thật, đức hạnh và thẩm mỹ, mà những điều này đúng là tinh túy của Bon sai.
Cảm giác Wabi hay Sabi là cái gì gần như là khắc kỹ, kiên nhẫn, có thể dẫn ta đến Thiền của Phật giáo... Theo tôi, cảm giác ấy là tình yêu, yêu cây cỏ, yêu con người."

BONSAI TÀU
Xin thêm phần này để chúng ta thấy Bonsai Tàu có nhiều điểm khác với Bonsai Nhật cũng như Bonsai Nhật cũng có nhiều điểm khác với Bonsai VN và Tây phương.
Người Tàu đặc biệt thích bộ rễ phơi bày với gốc lớn u nần bể nát đầy hang hốc. Họ chú trọng tổng thể, chấm phá hơn là chi ly đường nét, thích tự do phóng khoáng hơn là gò bó khuôn mẫu. Họ say mê thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi non, vì vậy bên cạnh Bonsai còn có đá, phụ kiện và họ thành công với loại Bồn cảnh, Non Bộ.

Tóm lại, Bonsai xuất xứ ở Tàu, từ đời Tần, TK thứ Ba sau CN cách nay gần 1700 năm và phát triển hoàn thiện ở Nhật hơn 1000 năm qua nhiều thời đại. Có nhiều quan niệm tư tưởng, triết lý mang tính cách cao siêu huyền bí của Thần đạo, Thiền đạo... cho đến các quan niệm xem Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp như tác giả H. Tomlinson, một nghệ nhân hàng đầu ở Âu châu hiện nay, nhưng theo tôi, cái cốt lõi của tinh thần Bonsai vẫn là nổ lực muốn đưa con người gần lại với thiên nhiên, hòa hợp hòa đồng với thiên nhiên và yêu thương thiên nhiên như chính bản thân mình. [Image]

KẾT LUẬN
Trước khi tạo ra loài người có hình dạng giống mình, Thượng Ðế đã tạo ra vũ trụ, thiên nhiên. Thiên nhiên cây cỏ là nguồn sống là người bạn thân thiết của con người, nếu con người không coi trọng, bảo vệ... để thiên nhiên biến mất thì trái đất sẽ là một bãi sa mạc của tử thần. Cũng chính vì vậy mà 2500 năm trước, Lão Tử lập thuyết vô vi, kêu gọi con Mai Ghép - Nghệ Nhân Bùi Ðức Tâmngười trở về với Ðạo, với Thiên nhiên, vì Thiên nhiên là Bà Mẹ Yêu Thương của con người.
Nếu nền văn minh kỹ thuật và đô thị hóa đã ngăn cách con người với thiên nhiên, cũng như sự bận rộn căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày đã làm cho con người ngày càng xa cách thiên nhiên, thì Bonsai chẳng khác gì một lời thiết tha kêu gọi con người hãy mau mau quay trở lại. Trở lại với Bonsai là trở lại với Thiên nhiên được thu nhỏ, nơi đó con người sẽ tìm lại được sự bình yên thanh thản cho tâm hồn, cũng như tìm lại được chính mình từ khởi thủy, đó là tình yêu vị tha mầu nhiệm giữa người với người và giữa người với thiên nhiên.
Nếu một ngày nào bạn chợt nhận ra tâm hồn mình như sa mạc cằn khô không còn một bông hoa nào, không còn một chút màu xanh nào, thì bạn hãy nhanh chóng bẻ đôi ổ bánh mì mà bạn có, như câu ngạn ngữ của người Hindu sau đây:
"Nếu tôi có một ổ bánh, tôi sẽ bẻ một nửa cho người nghèo, còn nửa kia tôi bán đi để mua cho tâm hồn tôi một bông hoa huệ.

VINH HỒ
(Orlando, 14/10/2003)

Kỹ thuật tạo cây Bonsai mới từ phương pháp chiết cành

0 nhận xét
Có thể tiến hành thao tác trên những cành có dáng đẹp của một cây đã phát triển đầy đủ. Có những cây Bonsai tuy nhìn tổng thể không được đẹp lắm, nhưng lại có những phần bám rễ khá chắc chắn và khác biệt hẳn so với phần còn lại của cây. Bộ rễ của cây có thể không được tốt, nhưng nếu được bón phân có chất lượng thì có thể tạo nên một bộ rễ mới, với hình dạng phát triển phù hợp, vì những cành mọc trên cao sẽ sinh ra rễ mọc vòng quanh thân của nó.

Đối với những loài cây như Acer Palmatum (Phong Nhật Bản), chiết cành là biện pháp hay nhất để tạo ra một cá thể sinh dưỡng mới.

Nguyên tắc của kỹ thuật này là xâm phạm vào phần gỗ của cây mẹ, để dòng dinh dưỡng từ rễ cây đi nuôi lá không bị ngắt quãng, nhưng dòng dinh dưỡng ngược lại từ lá của cành chiết đến rễ cây thì bị chặn lại.

Vết thương ở vỏ cây sẽ dần dần liền lại, hình thành nên vết chai mà sau này sẽ tự sinh ra một bụi rễ phát triển trong môi trường phân bón xung quanh. Cành chiết sẽ vẫn được cây mẹ nuôi, tuy nhiên, chất dinh dưỡng mà lá sản sinh ra thì được dùng để nuôi những sợi rễ mới mọc trên chính cành đó. Khi cành chiết đã phát triển đủ rễ, chúng ta có thể tách nó ra khỏi thân cây mẹ và để nó tự nuôi.

Nên thực hiện chiết cành vào mùa Xuân, khi lớp lá đầu tiên của cây mẹ đã trở nên cứng cáp, và lúc đó cây mẹ đang dồn hết sức vào để nuôi rễ. Việc chọn lựa đúng thời điểm chiết cho phép cành chiết của nhiều loài cây khác nhau có đủ thời gian để hình thành bộ rễ, trước khi mùa Đông đến.

Tạo cành chiết từ mặt đất

Đây là phương pháp chiết cành bắt chước theo quá trình sinh trưởng tự nhiên của một số loài cây. Những cành ở dưới thấp của các cây này chạm xuống đất khi nó phát triển ngày càng dài ra và bị sức nặng của tán lá kéo oằn xuống. Từ điểm tiếp đất này, cành sẽ ngẫu nhiên phát triển một bộ rễ mà sau này đủ sức để tự nuôi cành đó.

Những loài cây thích hợp cho phương pháp chiết cành này là loài cây Thích, Azaleas, Berberis, Buxus, Chaenomeles, Chamaecyparis, Cotoneasters, Euonymus, Forsythia, Hedera và Wisteria. Luôn luôn nên kiểm tra gốc của những loài cây này ngay từ khi chúng còn mọc ở trong vườn, hay mọc ở ngoài đồng để xem xem cành chiết đã đủ khả năng để được tách ra khỏi cây hay chưa.

Để tạo cành chiết mọc từ đất, bạn nên chọn những cành còn non, mọc theo hướng cắm xuống đất, tạo một rãnh nhỏ theo hướng lên ngay trên lớp vỏ nơi bạn muốn rễ phát triển. Rắc lên rãnh một ít hormôn, kích thích rễ phát triển và bao bọc vết thương lại bằng những cọng rêu nước dài. Trồng nông (cạn) đoạn cành đang cho sinh rễ xuống đất và giữ cho cành đứng bằng dây kẽm uốn cong hình chữ U.

Nên thực hiện những thao tác này vào mùa Xuân, và phải đảm bảo cho cành chiết được ẩm ướt suốt ba tháng liền sau đó. Nếu sau ba tháng mà cành chiết không thể sinh rễ, hãy phục hồi sức cho nó và chờ cho đến cuối mùa hè. Nếu đến thời điểm đó mà cành vẫn không mọc được rễ, bạn hãy kiên nhẫn giữ nó lại, chờ cho đến mùa Xuân năm sau. Khi rễ đã phát triển, bạn có thể cắt cành chiết và trồng nó xuống đất.

Đừng quá nôn nóng trong việc tách cành ra khỏi thân cây mẹ mà hãy để cho nó được nguyên vẹn cho đến khi có bộ rễ hoàn chỉnh, đủ khỏe để nuôi được cành chiết. Tách quá sớm cây sẽ bị chết dần đi. Nếu đến tháng chín mà cành vẫn chưa mọc đủ rễ, bạn nên tháo chỗ bọc rêu lại và chờ cho đến mùa Xuân năm sau, vì ngay cả bản thân những cành chiết còn non cũng khó có thể tồn tại qua cái lạnh của mùa Đông, dù cho cây mẹ có thể là một cội cây rất cứng cáp.

Tạo cành chiết từ những cành trên cao

Tạo cành chiết từ những cành trên cao cũng giống như phương pháp tạo cành chiết dưới đất, chúng chỉ khác nhau ở chỗ các cành cây này mọc tách biệt hẳn khỏi mặt đất, do đó phải bọc chỗ vết thương ở vỏ cây nơi tạo rễ bằng một túi nylon (hay vật liệu tương tự) có chứa phân bón bên trong. Cành cây có đường kính khoảng 5cm là đủ sức để áp dụng kỹ thuật này, và có khả năng sẽ trở thành một cây mới rất có tiềm năng phát triển thành bonsai.

Có thể chọn tỉa cành của những cây đã phát triển đầy đủ và đang trong thời kỳ sung sức sau khi phát triển tốt liên tục trong nhiều năm trời để hình thành nên phần thân có cấu trúc nhọn dần cho cây bonsai, những cành cây đó sau này sẽ được chiết tách khỏi thân cây mẹ.

Đối với những loài cây sớm rụng lá thì ta nên tiến hành chiết cành vào tháng Tư hay tháng Năm, khi đó các chồi non đã cứng cáp và cây cũng chuyển sang màu sắc mùa hè của nó. Còn đối với những loại cây thường xanh, thì có thể thực hiện vào thời điểm trễ hơn một chút, khoảng từ cuối tháng Tư đến tháng Bảy.

Có hai cách để xâm phạm vào cây và tạo chỗ cho rễ phát triển. Cách phổ biến nhất là bóc vỏ thân cây tròn theo hình chiếc nhẫn. Dùng dao rạch hai đường song song quanh nhánh cây với khoảng cách giữa hai đường bằng hai lần đường kính của nhánh đó. Sau đó lấy phần vỏ cây hình chiếc nhẫn nằm giữa hai đường rạch ra.

Nên tạo chiếc nhẫn vỏ cây này ngay bên dưới đoạn cành mà bạn cần phát triển rễ. Nếu được, bạn hãy cố gắng tạo nó ngay bên dưới một mấu nách lá già vì chỗ đó sau này có thể tự nhiên mọc ra nhiều chồi con.

Đừng bỏ quên dải vỏ cây trên thân cây, vì như vậy bạn sẽ tạo điều kiện cho cây tự liền lại, và sẽ chẳng có sợi rễ mới nào mọc ra đâu. Cũng với lý do tương tự, bạn phải bảo đảm “vòng nhẫn vỏ cây” phải đủ lớn để thân cây không thể lấp được khoảng trống đó khi nó phục hồi.

Phải lấy đi hoàn toàn lớp vỏ thượng tầng, có nghĩa là lấy đi toàn bộ lớp xanh xanh bên dưới vỏ cây, và cả lớp trắng nhạt, chỉ chừa lại lớp lõi gỗ trắng sáng nằm bên dưới lớp vỏ thượng tầng.

Một trong những lỳ do chính khiến việc chiết cành bị thất bại là lớp vỏ thượng tầng đã không được lấy ra hết. Ở nhiều loài, cây sẽ cố gắng lấp đầy lại phần vỏ đã bị lấy đi, vì như vậy dễ hơn nhiều so với việc tạo ra một hệ thống rễ mới.

Cách thứ hai để xâm phạm vào cây và tạo chỗ cho rễ phát triển là buộc ga-rô. Cách này thích hợp cho những loài cây không thể chịu được việc cắt bỏ hoàn toàn phần vỏ cây vòng quanh hình nhẫn. Thay vào đó, người ta buộc một sợi kẽm thật chặt xung quanh nhánh cây, ngay bên dưới chỗ dự định cho mọc rễ. Khi nhánh cây phát triển to ra, sợi dây sẽ “cắn” vào vỏ cây và lớp gỗ thượng tầng sẽ dần dần bị ngăn nguồn chất dinh dưỡng từ lá cây đi đến rễ. Phương pháp buộc ga-rô này tiến triển khá chậm, và những cây khỏe mạnh sung sức có thể phục hồi lại chỗ buộc ga-rô trong quá trình phát triển, như vậy thì không thể sinh rễ được.

Cả hai cách trên đều yêu cầu phải rắc thêm hormon kích thích sinh trưởng rễ và bọc rêu nước xung quanh khu vực cần phát triển rễ. Sau đó rêu nước sẽ được buộc cố định bằng túi nylon sạch hay túi nhựa sạch. Buộc chắn túi nylon và đục một lỗ nhỏ trên đỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới nước.

Phải luôn đảm bảo rêu nước luôn được giữ ẩm trong suốt quá trình chờ cành chiết sinh rễ. Trong khoảng thời gian dao động từ ba tuần cho đến ba tháng, tùy từng loài cây, những cọng rễ trắng non sẽ dần xuất hiện bên trong túi nhựa. Vẫn giữ nguyên túi nhựa cho đến khi rễ phát triển đầy trong túi, và nhớ luôn giữ cho rêu ẩm ướt trong suốt quá trình ủ. Khi rễ chuyển sang màu nâu là có thể tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.

Bây giờ, bạn có thể tháo túi nhựa ra, nhưng vẫn giữ lại đám rêu vì rễ rất dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Sau đó cắt cành chiết ra khỏi cây mẹ kèm với búi rễ (càng nhiều rễ càng tốt) rồi trồng xuống một cái chậu có sẵn phân trộn hay rêu nước. Dùng dây bện, dây kẽm hay dây sợi cọ để giữ cho cành chiết gắn chặt vào chậu, không bị gió làm lung lay dẫn đến tổn thương hệ thống rễ non mới hình thành. Đặt chậu cây chiết mới trồng trong bóng mát và che phủ cho cây cho đến khi cây phát triển chắc chắn.

Bảo vệ cành chiết trong mùa Đông

Người ta thường lo lắng rằng liệu cành chiết có tồn tại được qua mùa Đông không. Nhưng thực ra tiết trời Đông không làm hại cành chiết được. Bản thân nó chỉ là một vết thương sẽ mau thành sẹo. Nếu đến cả vết thương trên cây mẹ khi tách cành chiết ra mà bạn còn thấy không đáng ngại, thì mùa đông đối với cành triết cũng chẳng phải là vấn đề gì to tát.

Tất cả những sợi rễ mới mọc từ cành chiết cũng đều dễ bị cái lạnh tác động giống như phần rễ của những cây bonsai nhỏ mới được trồng vào trong chậu. Tuy vậy, rễ của cành chiết đã được tách biệt với bên ngoài bằng một túi nhựa có chứa rêu ẩm bên trong (nếu muốn bạn có thể bọc thêm vào đó một hay hai lớp lông cừu hoặc bông, quấn quanh bằng bong bóng). Nếu rễ mới bị tổn thương trong mùa Đông, thì nó sẽ được thay thế vào mùa Xuân khi cây mẹ bắt đầu phát triển trở lại.

Cây con mới (mới tách từ cành chiết) nên được tách khỏi thân cây mẹ khoảng 6 tuần trước khi đợt lạnh đầu tiên của mùa Đông tràn đến. Khoảng thời gian này cho phép bộ rễ mới có đủ thời gian để phát triển và trở nên cứng cáp trước mùa Đông. Nhưng nếu đến mùa Thu rồi mà bộ rễ trên cành chiết vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh để có thể tách khỏi thân cây mẹ, thì bạn hãy giữ cành chiết lại, đợi cho đến mùa Xuân năm sau hãy tách.

Các loài cây thích hợp với phương pháp cắt vỏ cây theo hình vòng nhẫn gồm có: họ Acer (những cây Phong lá đỏ thường chậm sinh rễ), Berberis (chi Hoàng Mộc); Buxus (chi Hoàng dương); Camellia (chi Trà), Carpinus (cây Duyên), …vv

Những loài cây thích hợp với phương pháp buộc ga-rô là: Cây thuộc chi Abies (Linh sam) họ Acer (gỗ Thích, Phong), Cedrus (Bá hương), Cercis (Tử kinh), Chamaecyparis (Hoàng đàn), Cornus (Thù du), Fagus (Giẻ sồi), Juniperus (cây Bách xù), Larix (Thông rụng lá), Lonicera (cây Kim ngân hoa Nhật Bản), Malus (chi Hải Đường), Picea (chi Vân sam), Pieris (cây Rít), Pinus (thông Limber),vv…

Hai bảng liệt kê này vẫn chưa đầy đủ, thực ra hầu hết tất cả các loài cây thân gỗ và cây bụi đều có thể đâm chồi mới trên phần gỗ cũ và có thể chiết cành với cơ hội thành công cao.

Cành cây Phong Nhật Bản này sẽ được dùng để tạo cành chiết

Bây giờ đang là vào cuối tháng Năm và những chiếc lá mọc từ mùa Xuân trên cây mẹ đã trở nên cứng cáp, là thời điểm thích hợp để thực hiện chiết cành.

Người ta bóc một vòng vỏ cây ngay bên dưới một chồi lá đã già. Sau khi phần vỏ đã được lấy đi, toàn bộ lớp vỏ thượng tầng bên trong cũng được cẩn thận tước bỏ, vì nếu chừa lại dù chỉ là một phần nhỏ cũng là tạo điều kiện cho cây phục hồi lại phần vỏ vừa bị tước đi.

Chỗ chiết cành sẽ được phun hormon kích thích tăng trưởng rễ, bọc xung quanh bằng rêu nước, được giữ chặt bằng một bao nylon sạch buộc bên ngoài.

Sau sáu tuần lễ, những sợi rễ mới đã bắt đầu xuất hiện bên trong túi nylon. Lúc này bạn phải chú ý canh chừng, luôn giữ cho rêu nước được ẩm ướt.

Chờ thêm vài tuần nữa để cho bộ rễ mới được cứng cáp và đến lúc đó cành chiết có thể được tách khỏi cây mẹ.

Sau đó cành chiết được tách khỏi cây mẹ, trồng vào trong một chiếc chậu mới và tỉa đi thật gọn để giảm áp lực cho bộ rễ mới.

Thật kỳ lạ là cây sẽ ngưng toàn bộ việc cung cấp chất dinh dưỡng cho phần ngọn mà tập trung phần lớn sức lực vào nuôi phần rễ mới phát triển.

Bộ rễ mới có thể khá yếu ớt trong năm đầu tiên và cho đến suốt mùa Đông năm sau, cần phải tăng cường chăm sóc thêm cho cây trong giai đoạn này.

Đối với một vài loài ta có thể chiết từ những cành cây lớn. Cành cây chiết trong ví dụ này có đường kính 13cm.

Và đây là cây Phong Nhật Bản đang phát triển khỏe mạnh sau khi được chiết.(Theo SVCSG)

Chăm sóc cây kiểng

0 nhận xét
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
* Cách làm cho gốc cây lộ ra:

Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp (gốc đã lộ ra theo ý người chọn) thì chuyển qua chậu cạn.

Một cách khác cũng được các nhà vườn thực hiện đó là xếp nhiếu tầng gạch xung quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó trồng một lúc nhiều cây cảnh.

* Phương pháp đổ chậu:

Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi lần đổi chậu người ta lại nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bêbn ngoài. Khi thay đổi chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn.

Phương pháp bóc vỏ: Cách này người ta dùng các miếng kim loạihoặc sành bao quanh gốc làm cho lớp vỏ ngoài của rễ một thời gian bị tróc dần ra, sau đó người ta bóc vỏ để gốc thô dần ra.

*Tạo ra vết chai:

Trong tạo dáng bonsai, một vết chai được tạo đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính thẩnm mỹ cho cây cảnh của bạn. Khi chúng ta cắt một cành dạng chữ V, vết chai có thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt nấm. Kĩ thuật này chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây chỉ nên tạo một vết chai mà thôi.


Tạo dáng bằng phương pháp trạm trổ

Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên.

Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.

Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.

Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.
Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng.

Uốn cành/Kỹ thuật trồng Bonsai


Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.


Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.


Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.

Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.

Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng


Khắc và uốn thân cây/Kỹ thuật trồng Bonsai


Không thể nào uốn được những cây già đào Ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị khứng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành, nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã.Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân, nhưng chú ý tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân, vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi.


Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ' vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ tóac ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng


Cắt tỉa/Kỹ thuật trồng Bonsai


- Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.

- Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

- Khi các nhánh đang tang trưởng bi cát tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.

- Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.

Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cát tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).

- Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa
+ Cát tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai)
+ Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.
Một số phương pháp chiết và ghép cành

Khi tạo bonsai bằng phương pháp này đòi hỏi bạn phải lựa chọn những cành không bị sâu hoặc cằn cỗi và một số dụng cụ cần thiết để tiến hành
Chiết cành

Cách làm cũng giống như giâm từ cây non, nhưng chúng ta cắt dài hơn từ 7-10cm và cắt ở mắc cây. Loại bỏ các lá ở phần gốc, nhúng vào hocmon tạo rễ và chuyển đến các chậu khi cây đã có lá non và rễ.

Cách chiết cành hiệu quả nhất là lột một đoạn cành và vùi chúng xuống đất. Nếu cành cây cao hơn mặt đất thì có thể dùng một cái chậu, cắt một đoạn vào cành cây để làm gián đoạn việc cung cấp nhựa cho cành và kích thích phần bị vùi dưới đất ra rễ.

Cách thứ hai là chiết từ một cành có nhiều chồi. Cách này khi thành công sẽ tạo được mảng cây có nhiều gốc cao thấp khác nhau.

Một cách khác nữa là chiết cành trên cây. Chúng ta lột vỏ một đoạn cây vừa ý, dùng rêu ẩm bó xung quanh, cho chất tạo rễ vào và bó lại. Khi cành đâm rễ chúng ta có thể cắt để trồng vào chậu.

* Giâm từ cành cây lớn: Trong tháng 11 chúng ta chọn những cành đâm chồi tốt và có thể trồng được bằng cành, cắt lấy chiều dài khoảng từ 15-25cm. Cũng dùng chất tạo rễ và tưới nước, bón phân khi cây đã phát triển. Thời gian khoảng chừng một tháng trở nên, nếu thời tiết thuận lợi thì cây sẻ đâm nhiều.
* Ghép (chiết)gốc: Dùng gốc cây làm cây được chiết, cành triết phía trên. Nếu biết kết hợp hài hoà chúng ta sẽ được một cây dáng tuyệt đẹp, có bộ gốc như ý. Chúng ta có thể chiết trên phấn gốc, hoặc xem phần dưới cành có dáng đẹp chiết trên gốc và trồng sâu trong đất, như vậy ta sẽ có một bonsai có gốc như đã chọn từ trước với bộ rễ khác.

Tạo hình trong chậu

Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, kĩ thuật về tạo hình, tiả cành cho cây và nghệ thuật phối cảnh.
Cái tinh tuý của nghệ thuật bonsai là ở chỗ có thể dùng những kĩ thuật đặc sắc để tạo ra một cây cảnh mang dấp cổ thụ cả trăm năm cho nên ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây mà nghệ nhân cũng phải là những nghệ sĩ biết cách thổi hồn vào cây sao cho người thưởng ngoạn cảm thấy trong chốc lát khi ngắm nhìn bỗng quên đi đây là một cây cảnh mà chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hoà, huyền ảo.Tất nhiên nếu chúng ta đơn thuấn muốn có ngay một bốn cảnh thì rất dễ dàng. Một chậu cạn, một thân cây đã uốn sẵn, các vật liệu...lúc nào cũng có thể mua bán cây cảnh non bộ.


Nhưng muốn đạt được một bồn cảnh có hồn, mang một ý nghĩa tượng trưng nào đó mà người sành điệu có thể cảm nhận thì vấn đề không đơn giản. Tất nhiên bạn phải bắt đầu bằng việc quan sát thật tỉ mỉ các loại dáng thật đặc trưng cúa các loại cây ngoài thiên nhiên ...Chỉ có như thế bạn mới có thể tiến hành được việc tạo hình dáng cho cây.
Công cụ: gồm có cưa tay kéo tỉa cành,kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành.

*Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng: Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thậut hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vái ba cm là rất quan trong. Do sự sinh trưởng của cây chíng là sự sinh trưởngcủa tế bào cây nên nắm được điều này chúng ta sẽ thành công trong việc tạo ra một cây " tí hon" trong chậu cảnh.
Hai giai đoạn đặc trưng của sự sinh trưởng tế bào là sự phân chia tế bào của giai đoạn giãn của tế bào. Sự phân chia tế bào chỉ xảy ra trong các mô phân sinh còn sự giãn của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và quyết địng đến sự lớn lên của thân cây. Yếu tố ảnh hưởng đến đến việc giãn tế bào là những điều kiện ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng...và sự kích thích của chất sinh trưởng có trong thực vật. Hạn chế sự sinh trưởng của cây, tạo ra cây rất nhỏ so với kích thước bình thường, chính là sử dung các biện pháp nhằm điều khiến quá trình sinh trưởng của tế bào mà hiện nay các nghệ nhân thường dùng là:
*Sử dụng các chất ức chế thực vật
*Sử dung kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.
Sử dụng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng
*Sử dụng hạn chế sự sinh trưởng bằng cách hạn chế sự chiếu sáng của mặt trời

Internet

3/12/2010

Cách làm lá đa, sung nhỏ lại

0 nhận xét
Đa và sung là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân, cành rất đẹp, song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm cho lá sung và lá đa nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa: Đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá trên cây cứng, già đều, ta lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ cắt phần lá, còn cuống để lại, sau vài ngày cuống lá sẽ rụng dần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường sống khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, lá to nhất cũng chỉ bằng lá si, lá nhỏ chỉ bằng lá cây sanh. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm. Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Đa và sung là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân, cành rất đẹp, song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm cho lá sung và lá đa nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa: Đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá trên cây cứng, già đều, ta lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ cắt phần lá, còn cuống để lại, sau vài ngày cuống lá sẽ rụng dần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường sống khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, lá to nhất cũng chỉ bằng lá si, lá nhỏ chỉ bằng lá cây sanh. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.

Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Sưu Tầm Internet

KIỂU DÁNG BONSAI

0 nhận xét

Định nghĩa đơn giản Bonsai là một cây thiên nhiên thu nhỏ trồng trong chậu cạn. Nên để phần nào thể hiện được kiểu dáng bonsai chúng ta thử nghiên cứu về kiểu dáng ngòai thiên nhiên.
Ngòai thiên nhiên tùy vào điều kiện phát triển như: vị trí, độ cao, môi trường khí hậu… mà mỗi cây sẽ mọc theo một kiểu khác nhau, sau khi nghiên cứu ở nhiều địa hình khác nhau, người ta thấy do tác động của thiên nhiên các cây thường có các kiểu dáng như sau: (Các bạn tham khảo để sau này ứng dụng cho cả tiểu cảnh khi sắp cây trên cảnh hoặc non bộ):


Từ các kiểu dánh ngòai thực tế như vậy các nghệ nhân bonsai lúc trước đã sáng tác ra 5 kiểu dáng bonsai cơ bản:

1.Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) (Tiếng anh: Formal Upright, Phiên âm tiếng Nhật Chokkan):
Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn



2. Dáng trực lắc (Tíêng anh: Informal Upright Phiên âm tiếng Nhật Moyog)
Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn



3. Dáng Xiên (TA: Slanting; TN: Shakan)
Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn



4. Dáng bay (Huyền, bán huyền nhai…) (TA: Semi-Cascade; TN: Han-Kengai)
Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.



5. Dáng đổ (Thác đổ..)(TA: Full Cascade; TN: Kengai)
Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất:



Ngày nay do quá trình tạo dáng, và do sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm rất nhiều dáng, nhưng dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm dáng nào nữa thì cũng dựa trên 5 dáng cơ bản này.

6.Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi): Thân cây thằng, cành mọc trải rộng ra ngòai, tạo thành tán hình vòm:







7 Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong… ) (Windswept Style – Fukinagashi) Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm ch tự nhiên.




Bài viết : Nghệ Nhân Lâm Ngọc Vinh

Cattleya (KAT-lee-uh) Cát Lan

0 nhận xét
Lan Cattleya, tạm dịch là Cát lan gồm chừng 65 giống mọc tại các xứ thuộc miền Trung Mỹ. Năm 1818 được các nhà thám hiểm mang về Anh Quốc và nhà thảo mộc học John Lindley lấy tên Cattleya để vinh danh William Cattley, một nhà trồng tỉa đã thành công trong việc nuôi lan tại Anh Quốc.

Cát lan có hai loại chính: Một lá (unifoliate) và hai lá (bifolate). Gần đây người ta thêm một loại nhỏ nữa (miniature) Cả 3 loại kể trên đều cùng chung một đặc tính: lá dầy và cứng. Thân (pseudobulb) cao từ 1” cho đến 2 bộ. Hoa to từ 2” đến 8”. Loại 1 lá, mỗi dò có từ 1 đến 5 hoa, loại 2 lá có khi tới 25 hoa nhưng hoa nhỏ hơn loại 1 lá. Nụ hoa được che chở trong chiếc bẹ (sheath) nhưng một đôi khi nụ hoa mọc thẳng từ cuống lá ra.

Cát lan được gọi là Nữ hoàng của loài hoa (Queen of the flowers) bởi vì hoa đã to mà hương sắc lại vẹn toàn. Hương thơm ngào ngạt, mầu sắc rực rỡ. Những hoa mầu trắng, tím và hồng thơm nhiều. Hoa mầu vàng hay xanh thơm ít và hoa mầu đỏ không thơm hoặc rất nhẹ.

Cát lan nở hoa quanh năm tùy theo từng loại. Đa số nở vào mùa Xuân và Thu nhưng các cây đã ghép giống nở bất cứ lúc nào. Nếu thấy bẹ hoa úa vàng, hãy xé bẹ ra làm 2-3 phần như vậy sẽ cứu đươc nụ hoa khỏi bị thối.

CÁCH TRỒNG
NHIỆT ĐỘ

Ban đêm 60°F, ban ngày 85°F. Đây là nhiệt độ lý tưởng để nuôi lan, thực ra lan có thể chịu lạnh đến 35-40°F khi đó cần giữ cho khô và chịu nóng tới 90-100°F với ẩm độ 70-80%. Loại lan có 2 lá chịu lạnh hơn loại 1 lá. Những cây lan nhỏ không chịu được lạnh như cây lớn. Ngoài ra cần có một sự cách biệt 15°F giữa ngày và đêm mới ra hoa.

ÁNH SÁNG:

Cát lan cần nhiều ánh sáng và đôi chút ánh nắng. Lan cần từ 3000 đến 5000 ánh nến. Để lan ngoài trời phải có lưới che bớt ánh nắng từ 30-50%. Nếu đủ nắng, thân cây lan sẽ thẳng đứng, lá mầu hơi vàng. Lá cây xanh mướt, thân quặt quẹo là thiếu nắng sẽ không ra hoa.[Image] Lá cây đổi sang mầu tim tím hay vàng vọt là quá nhiều nắng. Nếu trồng trong nhà, cần phải để ở cửa sổ phía Đông Nam hay phía Tây Nam hay là dùng 4 chiếc đèn ống 40 watt loại Warm và 2 chiếc bóng đèn thường 40 watt là đủ.

TƯỚI NƯỚC

Cát lan cần để cho khô rễ rồi hãy tưới nước hay là 2 lần một tuần cho mùa hè, tuần một lần cho mùa thu. Hai tuần hay một tháng cho mùa đông. Những cây lan nhỏ cần tưới điều hòa hơn. Mùa hè nên tưới đi rồi tưới lại cho đẫm nước, khi cây mọc mạnh cần nhiều nước hơn. Trái lại muà đông chỉ nên tưới sơ qua cho khỏi khô. Khi thời tiết dưới 50°F mà tưới nhiều sẽ làm thối rễ.

ẨM ĐỘ

Cũng giống như đa số loại lan khác, cát lan cần ẩm độ từ 50-80%. Muốn tăng thêm độ ẩm cho lan hãy tưới dẫm nước xuống đất hoặc để chậu lan trên khay nước trong có đá sỏi, tránh việc ngâm cây trong nước hay tưới quá nhiều.

BÓN PHÂN

Nếu trồng lan bằng vỏ cây thông, cần bón với loại phân 20-10-10 còn như trồng với đá hay rêu v.v... bón bằng phân 15-15-15. Pha 1/4 hay 1/2 thìa cà phê gạt cho một gallon nước. Muà hè bón phân mỗi lần tưới nước, nên tưới trước bón sau. Khi cây đã ngừng tăng trưởng mỗi tháng bón 2 lần, mùa đông bón 1 lần hay ngưng bón.

THAY CHẬU

Khi cây đã mọc ra ngoài chậu hay khi vỏ cây trồng lan đã mục nát, cần phải thay chậu. Thời gian tốt nhất là vào mùa xuân hay khi cây vừa bắt đầu mọc rễ. Cây lớn trồng với vỏ cỡ từ ½” trở lên, cây nhỏ cỡ 1/8 trộn với ¼”. Muốn xẻ ra nhiều chậu, cần phải có ít nhất là 3 nhánh. Chậu cần đủ rộng cho lan mọc trong 2 năm. Khi trồng phải coi hướng cây mọc theo chiều nào và để chừa chiều đó. Giữ gốc cây thấp hơn miệng chậu 1”, bỏ vỏ cây vào và lấy ngón tay cái ấn quanh thành chậu cho thật chặt. Nếu cần lấy cây chống giữ cho cây đứng vững. Tưới nước có pha B1 (2 thìa súp 1 gallon nước) Để vào chỗ rợp mát và ẩm đợi khi mọc rễ mới hãy tưới thêm.

Muốn có hoa Calleya quanh năm hãy chọn các loại nguyên giống sau đây. Những cây lai giống sẽ ảnh hưởng di truyền của cây cha hoặc mẹ.
X = Xuân, H = Hạ, T = Thu, D = Đông

LOẠI MỘT LÁ
Cat.dowianaH-TCat.luteolaT-D
eldoradoH maximaT-D
gaskellinaH medeliiX
labiataT mossiaeX
lawrwenceanaX-H percivalianaD
lueddemanianaT-D quadricolorD
rexD schroederaeX
trianaeiD warneriD
warcewicziiH

LOẠI HAI LÁ

Cat.aclandiaeH-TCat.amethystoglossaH
auriantiacaH-T bicolorT-D
bowringianaT deckeriT
dormanianaT elongataH
forbesiiH-T granulosaH-T-D
guttataT-D intermediaX-H
leopoldiiH loddigesiiH-T
nobiliorD-X schillerrianaH-T
skineriiD-X velutinaX-H
violaceaH walkerianaĐ-X


Placentia 3-2004
BÙI XUÂN ĐÁNG

Dendrobium (Den-DROH-bium) Đăng Lan

0 nhận xét
Tạm dịch là Đăng lan vì chữ Hoàng thảo chúng ta thường dùng không được chuẩn đích, chẳng lẽ các cây hoa màu trắng, đỏ, tím, hồng đều gọi là Hoàng thảo hay sao?

Loại lan này mọc khắp Á châu và sang đến Úc châu tổng cộng trên 1000 giống. Việt Nam có chừng trên 100 giống. Người ta chia Đăng lan ra làm nhiều nhóm:

1. Lá xanh quanh năm (evergreen) như Den. antennatum, Den. phalaenopsis. v.v... Loại này chùm hoa thường mọc ở gần ngọn.

2. Lá rụng vào muà đông (decidious) như Den. anosmum, Den wardianum v.v... Những cây này, hoa thường mọc ở các đốt trên thân cây.

[Image]3. Nhóm Callista với chùm hoa rũ xuống (pendulous) như Den. chrysotoxum, Den. farmeri, Den. thyrsiflorum. v.v...

4. Nhóm Latoura với chùm hoa thẳng đứng (erect) như Den. atroviolaceum, Den spectabile v.v... Những cây trong nhóm này phần đông hoa mầu vàng xanh.

5. Nhóm Formosae đặc điểm thân và lá cây có lông đen như Den. draconis, Den. formosum v.v... phần đông có hoa mầu trắng. Nói chung tất cả các cây Dendrobium đều cần một thời gian nghỉ (dormant rest) thường vào 2 tháng muà đông, nhưng cũng có những giống mọc quanh năm như giống Den phalaenopsis (Bigibum) Den. williamsonii, v.v...

Lưu ý Ngoại trừ khi thân cây đã chết khô, đừng bao giờ cằt bỏ những cây già dù rằng không còn lá nữa. Thông thường hoa mọc ra tại các đốt của những cây mọc từ năm trước.

CÁCH TRỒNG

NHIỆT ĐỘ

Đăng lan khi đang mọc, nhiệt độ ban ngày cần phải từ 80 đến 100oF. Càng nóng càng tốt nhưng ẩm độ phải cao tối thiểu là 50%. Ban đêm, nhiệt độ hạ xuống khoảng 60oF. Phần đông lan Dendrobium không chịu dược lạnh dưới 50oF ngoại trừ giống Nobile và một số lan Úc châu có thể chịu lạnh tới 35-40oF. Nếu bị lạnh và lại sũng nước cây sẽ bị thối rễ.

ÁNH SÁNG

Lan cần nhiều ánh sáng giống như Cattleya. Nếu trồng trong nhà cần để ở cửa sổ phía Nam hoặc dùng đèn loại đặc biệt High Intensity Discharge (HID). Đèn ống thường không đủ ánh sáng.

TƯỚI NƯỚC

[Image]Khi lan đang mọc cần tưới nhiều nước, lúc đã ngưng tăng trưởng bớt nước đi để cho hơi khô giữa hai lần tưới. Những giống như: D. anosmum, D. finlaysonianum, D. nobile, D. chrysanthum, D. wardianum v.v... vào thời gian ngưng nghỉ chỉ nên tưới chút đỉnh cho cây khỏi bị khô. Những loại có lá xanh và mọc quanh năm chỉ cần tuớí bớt nước.

ĐỘ ẨM

Khi lan đang mọc cần ẩm độ từ 50-80%

BÓN PHÂN

Lan đang mọc cần bón phân mỗi lần tưới nước. Nên bón phân có chỉ số Nitrogen cao như 30- 10- 10 hay 20-20-20 cho tiện hơn. Khi cây đã hết tăng trưởng bớt phân đi và ngưng bón vào mùa đông. Bón quá nhiều phân lại thêm có chất Nitrogene cao, cây sẽ mọc những cây con (Keiki) ở trên các đốt.

THAY CHẬU

Đăng lan ưa trồng trong chậu nhỏ và không ưa đụng dến rễ vì vậy nên chọn thứ nào lâu mục, Tồt nhất là 2-3 phần đá và 8 phần vỏ cây loại vừa.

MỘT VÀI CÂY LAN MỌC TẠI VIỆT NAM

Den. aduncum Hồng Câu mầu hồng Den. aggregatum Kim điệp vẩy cá, thơm
Den. amabile Thủy tiên hường Den. aphyllum Hạc vĩ hồng nhạt, thơm
Den. anosmum Dã hạc, mầu tím hay trắng rất thơm Den. bellatulum Hỏa hoàng,thơm
Den. chrysanthum Hoa vàng, thơm Den. crumenatum Bạch câu, hơi thơm
Den. chrysotoxum Kim điêp, mầu vàng, thơm Den. crystallinum Ngọc thạch
Den. devonianum Tam bảo sắc Den. draconis Nhất điểm hồng
Den. fimbriatum Long nhãn mầu vàng nghệ, thơm Den harveyanum Hoàng thảo tua
Den.heretocarpum Nhất điểm hòang, thơm Den. leonis Tai hổ, thơm
Den. loddigesii Nghệ tâm Mầu hồmg đậm Den. nobile Mầu tím hay hồng, thơm
Den. palpebrrae Hoa trắng, hoi thơm Den. parishii Hoa tím hồng. thơm
Den primulinum Long tu mầu hồng nhạt,thơm Den. secundum Báo hỷ mầu hồng tím
Den. thyrsiflorum Thủy tiên mầu vàng Den. unicum Mầu đỏ cá vàng
Den wardianum Tứ bảo sắc

Đa số lan Dendrobium đều nở hoa vào mùa Xuân hay đầu mùa Hạ, nhưng những cây lai giống nở đủ 4 mùa.
Placentia 9-2003
BÙI XUÂN ĐÁNG

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Tung Shady